Mặc dù muối ăn chỉ là một loại gia vị rất bình thường, nhưng một cốc nước muối loãng nho nhỏ lại có rất nhiều công dụng.
Muối ăn còn có tên khoa học Natrium chloridum crudum, Sal. Trong dân gian gọi đơn giản là muối, tuy nhiên, không phải loại muối nào cũng được dùng như muối ăn.
Đây không chỉ là một loại gia vị thông thường trong bếp mà còn đem tới nhiều công dụng. Nếu biết cách tận dụng, chúng còn được dùng như một số bài thuốc trong đời thường.
1. Làm sáng mắt
Pha nửa chậu >nước muối ấm, khuấy cho tan đều. Sau khi rửa sạch mặt thì úp mặt xuống dung dịch nước muối loãng đã pha. Trong khi ngâm mặt thì mở mắt, di chuyển hướng mắt lên trên, xuống dưới, sang trái và phải để đạt được hiệu quả tối ưu.
2. Trị viêm họng
Khi bắt đầu bước sang mùa thu - đông, khí hậu khô hanh là điều kiện khiến các bệnh viêm thanh quản, viêm họng dễ xảy ra nhất. Có thể dùng nước muối để điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh.
Cách thực hiện như sau: Khi cảm thấy cổ họng khó chịu, hãy dùng nước muối súc miệng buổi sáng. Khi cổ họng sưng đau, súc họng bằng nước muối đặc 5 - 6 lần/ngày sẽ đảm bảo tác dụng tiêu viêm, khử trùng.
3. Gây nôn trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thức ăn nhẹ hoặc uống quá nhiều rượu, khiến dạ dày khó chịu, bạn có thể uống nước muối đặc để gây nôn. Dùng một muỗng canh muối ăn pha với khoảng 100ml nước, sau đó uống 1 - 2 lần rồi kích thích vào vùng họng để nôn hết thức ăn.
Sau khi nôn, tùy vào mức độ để kịp thời xử lý tình huống, đi khám chữa tại bệnh viện hoặc nghỉ ngơi, theo dõi tại nhà.
4. Cầm máu tự nhiên
Khi bạn bị chảy máu cam, có thể dùng bông gòn, dùng bông y tế nhúng nước muối nhét vào lỗ mũi, đồng thời uống 1 cốc nước muối loãng để cầm máu.
Nếu thường xuyên bị chảy máu chân răng, có thể dùng bột muối đánh răng vào sáng và tối mỗi ngày, giúp >sức khỏe răng miệng cải thiện hơn.
5. Chống viêm răng miệng
Flo có trong muối ăn có thể đóng vai trò chống viêm, khử trùng và ngăn ngừa sâu răng. Do đó, hãy súc miệng và đánh răng bằng nước muối vào buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa sâu răng.
Trong trường hợp bị đau răng do phong nhiệt, có thể cho khoảng 500g muối vào 2 bát nước, nấu với cành hòe, dùng để ngậm và súc miệng. Hoặc đơn giản là dùng nước muối đặc súc miệng cũng cải thiện tình trạng nhiệt.
6. Khử độc cơ thể
Cơ thể thu nạp một lượng quá lớn các chất hóa học do môi trường ô nhiễm, khói, bụi… thường có dấu hiệu da xỉn màu, nổi mụn… Có thể dùng muối biển pha vào trong nước tắm, dùng để ngâm mình khoảng 10 phút, hỗ trợ thải độc và thanh lọc cơ thể.
Nếu bị rết, bọ cạp đốt, bạn cũng có thể pha muối với nước nóng rồi chườm lên vùng bị đốt để giảm đau và sát trùng.
7. Trị rụng tóc
Một số người thường hay bị rụng tóc do nấm tóc, nấm da đầu, chân tóc yếu. Khi sử dụng nước muối gội đầu rồi xả lại bằng nước sạch, sau một thời gian sẽ giảm dần tình trạng rụng tóc.
8. Có công dụng tẩy mụn
Một số người hay bị nốt mụn ở lưng, ngực, muối cũng có thể tận dụng muối trong việc tẩy bớt mụn. Sau khi đã tắm nước ấm cho cơ thể nóng lên, lỗ chân lông giãn nở, hãy chà muối lên lưng rồi dùng bông tắm massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Lưu ý sử dụng lực tay vừa phải, không nên mạnh tay.
Tiếp theo, dùng khăn hoặc một miếng bông lớn để nhúng đẫm nước muối, đắp lên lưng khoảng 10 phút. Cuối cùng, rửa lại bằng nước sạch.
Quá trình này hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông và giảm sưng tấy, giảm viêm tại các vị trí có mụn.
9. Trị đau nhức chân, chuột rút
Nếu thường xuyên bị đau nhức chân, nên dùng muối ăn xoa xát chỗ đau vào buổi tối trước khi đi ngủ. Kéo dài trong khoảng 5 - 10 ngày để thấy tình trạng ê ẩm giảm đi một cách từ từ.
Còn với người bị đau phong thấp cơ và khớp, có thể dùng muối ăn và tiểu hồi hương, sao nóng lên, bọc vải rồi đắp vào chỗ đau, mỗi ngày có thể đắp 2 lần.
Trong trường hợp khi chân tay bị chuột rút phát lạnh, lấy muối sao nóng lên, bọc vào miếng vải rồi lau tay chân nhiều lần cũng có thể giảm tình trạng.
10. Trị táo bón
Thường xuyên sáng sớm bụng đói uống một ly nước ấm pha muối loãng rất tốt cho đường ruột và bệnh táo bón lâu ngày.
*Theo Aboluowang