Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân 4-6 lần một năm và cây non nên bón phân 30-60 ngày một lần trong suốt mùa sinh trưởng.

Lan Chi 05:00 23/11/2024

Cây khế có tên khoa học là Averrhoa carambola L. thuộc họ Oxalidaceae (chua me đất) và có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây khế có tuổi thọ 40 năm và đạt chiều cao 7–10 m, đường kính tán rộng 6–7,6 m.

Quả khế có 5 múi, hạt màu nâu, nhỏ. Khi còn sống quả non có màu xanh và khi chín thì ngả sang màu vàng. Có 2 loại là khế chua và khế ngọt, khế chua thì có múi nhỏ hơn và màu xanh đậm hơn, khế ngọt thì múi dày hơn, to hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Ý nghĩa của cây khế theo quan niệm phong thuỷ

Thời xưa, đi đâu cũng có thể bắt gặp cây khế trong sân nhà. Ngày nay, nhiều người thường trồng cây khế với mục đích lấy quả ngọt và che bóng mát. Những quả khế căng tròn, chín mọng thì có màu vàng đẹp sáng rực nên được cho là tượng trưng cho may mắn, tài lộc thịnh vượng cho gia chủ. 

Theo quan điểm phong thủy, cây khế được cho rằng phù hợp với cả 12 con Giáp và tương thích với tất cả các nguyên tố Ngũ hành. Theo đó, bất kỳ ai thuộc cung mệnh nào cũng có thể chọn được >cây khế cảnh phù hợp.

Ảnh minh họa: Internet

Cách chăm sóc cây khế 

Cây khế là loại cây có nhu cầu >dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân 4-6 lần một năm và cây non nên bón phân 30-60 ngày một lần trong suốt mùa sinh trưởng.

Khi có thể, sau mỗi lần thu hoạch quả, nên bón phân chuồng vào gốc cây. Khi cây còn nhỏ, có thể bón phân NPK 10:12:7 hay 16:16:8. Mỗi cây cần 400-500 gram phân NPK. Khi cây bắt đầu cho quả, có thể tăng liều lượng lên thành 500-800g/câу (tỷ lệ 15:15:15).

Với những cây khế lớn, có thể bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây. Việc bón phân này sẽ chia làm nhiều lần trong năm, mỗi lần cách nhau 3-4 tháng.

Ảnh minh họa: Internet

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.