Nếu liên tục sử dụng điều hòa trong phòng nhỏ đóng kín cửa thì căn phòng sẽ trở nên ngột ngạt hơn, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

05:10 08/05/2024

Sử dụng điều hòa bao nhiêu là đủ?

Trong những ngày nóng bức, mọi người thường có xu hướng cài nhiệt độ máy lạnh quá thấp, dưới 20 độ C để làm mát nhanh chóng. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa bên ngoài và trong phòng có thể gây ảnh hưởng xấu đến >sức khỏe của bạn.

Theo các chuyên gia, chỉ nên bật điều hòa trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, khi nhiệt độ ngoài trời ở ngưỡng trên 35 độ C và mức chênh lệch nhiệt độ trong phòng điều hòa và ngoài trời nên ở mức tối đa là 6-10 độ C. Như vậy mới đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Người dùng nên cài đặt nhiệt độ điều hòa ở ngưỡng 24-27 độ C, vừa duy trì bầu không khí thoải mái, vừa tốt cho sức khỏe.

Sử dụng điều hòa đúng cách. Ảnh: Internet

Vào trường hợp những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời có thể xấp xỉ lên tới hơn 40 độ C mà chênh lệch tối đa cho phép chỉ có 8 độ, nếu chỉ được cài đặt điều hòa ở mức 32 độ C thì chắc chắn không thể đủ để làm mát. Tần suất sử dụng điều hòa trên thực tế phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết bên ngoài trời. Trong những ngày oi bức, nhiệt độ lên tới 39, 40 độ C như đợt nắng nóng vừa qua, bạn có thể phải bật điều hòa từ 15-20 tiếng mỗi ngày. Vào những ngày mát, tần suất có thể giảm xuống từ 8-10 tiếng tùy vào điều kiện.

Chúng ta nên tranh thủ những thời điểm không khí dịu mát như sáng sớm, hay những lúc có mưa dông để tắt điều hòa cho máy nghỉ ngơi.

Lưu ý rằng việc sử dụng điều hòa quá lâu với cả người lớn và trẻ em đều không tốt, không nên bật điều hòa và ngủ quá 5 tiếng vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì sao không nên đóng kín cửa khi bật điều hòa?

Khi bật điều hòa, chúng ta thường đóng kín tất cả các cửa để tránh làm thất thoát khí lạnh giúp tiết kiệm điện. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng không khí trong phòng điều hòa đóng kín thường độc hại gấp 2-5 lần so với không khí ngoài trời.

Nếu liên tục sử dụng điều hòa trong phòng nhỏ đóng kín cửa thì căn phòng sẽ trở nên ngột ngạt hơn, người sử dụng sẽ cảm thấy bí bách, nặng nề, giống như không có oxy để thở. Đặc biệt với đối tượng là người già và trẻ nhỏ thì khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe càng cao.

Không đóng kín cửa quá lâu khi bật điều hòa. Ảnh: Internet

Để hạn chế điều này, bạn có thể tạo những khe hở nhỏ trong phòng để lưu thông khí, lắp thêm quạt thông gió; nên lựa chọn các loại điều hòa có kèm chức năng lọc không khí, vừa giúp làm mát, vừa đảm bảo sức khỏe.

Các chuyên gia khuyên rằng cứ khoảng 30 phút, bạn nên mở cửa phòng để căn phòng được “thở” một lần. Việc này sẽ giúp không khí trong phòng được “thay mới” và tránh được sự bí bức không tốt cho cả tinh thần lẫn sức khỏe của người ở bên trong.

 

Vào ban ngày bạn không nên ở trong phòng điều hoà liên tục trong 4 giờ, nó sẽ làm bạn lệ thuộc vào điều kiện chuẩn quá mức mà thiếu đi khả năng thích nghi. Vì thế, cứ khoảng 2 - 3 tiếng thì bạn nên ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần để thay đổi không khí và thích nghi với nhiệt độ bên ngoài.

Mẹo sử dụng điều hòa tiết kiệm điện nhất

Với hiệu quả mang lại giúp chúng ta có không khí mát và thỏa mái hơn thì đi kèm theo đó điều hòa chính là thiết bị ngốn nhiều tiền điện nhất trong các gia đình. Vậy làm sao để tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa nhiệt độ?

Dưới đây là một số mẹo hay để sử dụng điều hoà giúp tiết kiệm điện năng.

- Không tắt/bật điều hòa nhiều: Một số người thường tắt điều hòa khi đã đủ lạnh, bật quạt cho đỡ tốn, khi nào phòng nóng tiếp tục bật lên. Nhưng thực tế, cách này lại tiêu tốn điện năng hơn do điều hòa phải khởi động lại nhiều lần, khiến máy hỏng nhanh hơn.

Theo các chuyên gia điện máy, bật/tắt điều hoà liên tục sẽ làm máy nén, động cơ quạt phải khởi động lại nhiều lần và làm lạnh đến nhiệt độ cài đặt khi mà nhiệt độ phòng tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ làm tiêu tốn một lượng điện năng lớn gấp 3 lần mức năng lượng cần để duy trì độ lạnh của phòng. Lời khuyên của các chuyên gia là nên bật hoặc tắt điều hòa khoảng 30 phút trước khi ra hoặc vào phòng.

- Chọn chế độ “dry”: Chế độ Dry (biểu tượng hình giọt nước) tiêu thụ ít điện năng hơn do điều hòa hút hơi ẩm khỏi phòng, làm không khí khô ráo, không oi bức. Tuy nhiên, người dùng nên sử dụng chế độ này trong trường hợp môi trường có độ ẩm cao, trên 60%.

Còn trong điều kiện khô nóng, độ ẩm dưới 50%, hãy chọn chế độ Cool. Các chuyên gia khẳng định, điều hoà cài đặt ở chế độ Cool sẽ làm căn phòng mát hơn cài đặt ở chế độ Dry. Đặc biệt, trong những ngày trên nắng nóng lên tới trên 40 độ C thì chế độ Dry hầu như không có tác dụng, chúng chỉ làm căn phòng nóng và khó chịu.

- Hẹn giờ tắt cho điều hòa: Ở hầu hết các điều hòa đều có chức năng hẹn giờ, đời mới hơn thì thêm chức năng Sleep (ngủ). Nút hẹn giờ trên điều khiển từ xa rất hữu dụng và đó là một trong các >cách dùng điều hòa tiết kiệm điện đơn giản mà chúng ta thường hay bỏ quên.

Hãy sử dụng chế độ hẹn giờ của máy điều hòa để lựa chọn thời gian tắt. Nhất là vào ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp, để tránh bị lạnh, khó ngủ các bạn có thể sử dụng chức năng tắt hoặc ngủ này để cài đặt theo ý muốn.

- Hẹn giờ không chỉ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ thật ngon, không bị lạnh về đêm, mà còn có thể tiết kiệm điện rất hiệu quả. Trung bình cứ 1h thì điều hòa sẽ ngốn hết 1kw điện. Nên giảm bớt được bao nhiêu thời gian bật thì tiền điện sẽ giảm đi.

Chọn công suất điều hòa phù hợp với diện tích phòng: Nếu điều họa chạy với công suất mạnh sẽ tốn điện, hoặc chạy với công suất yếu thì hoạt động không hiệu quả, không đảm bảo độ mát cho phòng. Vì thế trước khi lắp điều hòa cho phòng, bạn cần phải tính toán xem diện tích hay thể tích phòng là bao nhiêu, để từ đó có thể lựa chọn công suất điều hòa cho đúng.