Cách tốt nhất để trì hoãn tình trạng lão hóa nội tạng đó là thực hiện những thói quen sống lành mạnh. Và dưới đây là 3 việc làm được người Nhật Bản thường xuyên áp dụng, vừa giúp giảm bệnh tật lại còn sống lâu trăm tuổi.
Theo chia sẻ của Giáo sư Ito Hiroshi (công tác tại Trường Y Đại học Keio, đã có hơn 30 năm nghiên cứu hội chứng chuyển hóa): Các cơ quan nội tạng như não, tim, thận, phổi, dạ dày, ruột... không thể nào hoạt động mãi mãi vì chúng đều được thiết lập một loại "thời gian" để hoàn thành đúng công việc của mình.
Ví dụ như trái tim sẽ thường đập khoảng 2 tỷ lần trong đời, do đó nhịp tim càng nhanh thì tuổi thọ càng ngắn. Theo tuổi tác, chức năng của các cơ quan sẽ suy giảm dần và cách tốt nhất để trì hoãn tình trạng này là thực hiện những thói quen sống lành mạnh.
Ăn thật chậm, thời gian lão hóa ruột sẽ chậm lại
Theo Nhịp Sống Việt, người nào ăn quá nhanh sẽ có xu hướng béo lên - đây là một phát hiện rất đúng đắn trong lĩnh vực y tế. Bởi người ăn nhanh có xu hướng nạp rất nhiều thực phẩm trong thời gian ngắn khiến lượng calo nạp vào nhiều hơn, từ đó làm tăng gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa, đặc biệt là ruột.
Ăn chậm sẽ giảm lượng thức ăn đưa vào, tránh dồn năng lượng, gây béo (Hình internet)
Ngoài ra, khi ăn đồ nóng mà nhai nhanh sẽ dễ gây hại cho niêm mạc thực quản và khoang miệng, làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
Vì vậy, nếu không muốn gây hại cho ruột và thực quản, bạn nên nhai ít nhất 20-30 lần trước khi nuốt các loại đồ ăn cứng, nhiều chất xơ trước khi nuốt. Việc nhai chậm cũng giúp tiết nước bọt, giảm vi khuẩn miệng, tốt cho hệ tiêu hóa hơn.
Tập thở thư giãn, tốt cho phổi
Bệnh viện Đại học Keio Mat cũng khuyến nghị mọi người nên thực hiện "phương pháp thở thư giãn" như sau:
-Ngồi trên ghế, thả lỏng 2 tay, thả lỏng cơ bụng.
-Đặt 2 tay lên bụng, từ từ cảm nhận sự chuyển động của bụng.
-Từ từ đếm 1, 2, 3, 4... đếm đến 5 thì hít một hơi thật sâu.
-Giữ nguyên hơi thở, tiếp tục đếm từ 1 đến 10 thì thở ra mạnh.
Chỉ cần duy trì thực hiện các động tác này hai đến ba lần, cơ thể và tâm trí sẽ tự nhiên khỏe khoắn trở lại, bởi thói quen thở sâu này có tác dụng thúc đẩy lưu thông phổi tốt, từ đó giúp chống lão hóa cho phổi, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.
Từ bỏ thói quen ăn vặt, giảm bớt gánh nặng cho nội tạng
Ăn vặt chính là một thói quen cực kỳ gây hại cho nội tạng. Giáo sư Ito Hiroshi cho biết, nếu giảm lượng thức ăn xuống 70 đến 80% so với bình thường, thì con người sẽ có tuổi thọ kéo dài hơn.
Tuy nhiên, làm sao để giảm bớt cơn thèm ăn trong ngày? Việc đầu tiên bạn cần làm đó là kiểm soát lượng calo tiêu thụ mỗi ngày theo công thức chung: Lượng calo cần thiết = trọng lượng (kg) × 25 calo.
Khi bụng đói, dạ dày của bạn sẽ tiết ra một loại hormone gọi là gastropin, loại hormone này gửi lên não và phát ra tín hiệu "phải ăn nhiều hơn". Tuy nhiên, thực tế ăn vặt không hề tốt, nếu thực phẩm đã vượt quá lượng calo mà bạn cần để tiêu thụ mỗi ngày thì bạn tốt nhất nên từ chối việc dung nạp chúng. Hãy để bụng đói trong một khoảng thời gian nhất định để giảm bớt gánh nặng và ngăn ngừa tình trạng >lão hóa nội tạng.