Hoa

Cây hoa sứ là loài cây cảnh quen thuộc được lai tạo nhiều giống với màu sắc và những đặc điểm riêng biệt. Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về loài cây này.

Lạ Đặng 16:45 04/05/2021

Cây hoa sứ được trồng khá phổ biến ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Trong giới cây cảnh, cây hoa sứ được biết đến là thú chơi của những người giàu và được đánh giá là một trong những cây kiểng quý, khá đắt.

Cây hoa sứ là loài cây cảnh quen thuộc được lai tạo nhiều giống với màu sắc và những đặc điểm riêng biệt 

Hoa sứ còn có tên gọi khác là bông sứ, cây thuộc họ Apocynaceae. Cây có xuất xứ từ Mexico, Venezuela, và vùng Trung Mỹ. Sau đó, được du nhập nhiều sang các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khác trên thế giới và mỗi lúc một phổ biến hơn.

1. Đặc điểm của hoa sứ

Các giống sứ có điểm chung đều là loại cây bụi, thân cây mập mạp và mọng nước. Gốc và rễ lớn, phình to. Lá xanh bóng hoặc xanh xám, thuôn dài, hơi tròn ở phần đầu và nhẵn ở phần mép xung quanh. Vào mùa lạnh, cây thường sẽ sớm rụng lá.

Từ mùa xuân đến mùa hè, phần lá cây rụng gần hết và nở rộ hoa. Hoa có năm cánh mỏng tạo dạng phễu. Có 3 màu sắc cơ bản đó là trắng, hồng và đỏ. Hiện nay, có nhiều giống hoa sứ được lai tạo với màu sắc sặc sỡ hơn, hoa có nhiều cánh kép hơn.

 Hoa có năm cánh mỏng tạo dạng phễu với 3 màu sắc cơ bản đó là trắng, hồng và đỏ

Cây hoa sứ ưa nắng và thích hợp với thời tiết khô hanh. Cây không hợp để sinh sống trong môi trường thời tiết lạnh giá hay ẩm ướt. Do đó, đây là loài cây thích hợp trồng ở miền Nam nước ta.

Hoa sứ có độc không?

Các bộ phận của cây hầu như đều có chứa độc tố. Hoa sứ có phần nhựa khá độc, gây hại và có thể gây xung huyết da. Gây ngộ độc nếu vô tình ăn  phải. Để giảm nguy cơ bị dính  nhựa vào tay, nên tránh để trẻ em tiếp xúc với cây.

Hoa sứ có phần nhựa khá độc, gây hại và có thể gây xung huyết da

Mặc dù cây có độc nhưng lại được biết đến là thành phần để bào chế một số loại thuốc. Cần đặc biệt lưu ý bởi nếu bào chế thuốc với liều lượng cao có thể dẫn đến ngộ độc khi uống.

Các loại cây hoa sứ

Hiện nay, hầu như các loại cây sứ trên thị trường đều là sứ lai. Chúng có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nóng ẩm và có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, tuổi thọ kéo dài và nở nhiều hoa có cánh kép đẹp mắt. Nguồn gốc thường từ Thái Lan, Đài Loan và Indonesia.

Trong đó, thông dụng nhất phải kể đến 2 loại sứ gốc cơ bản nhất là cây hoa sứ trắng và cây hoa sứ đỏ. Ngoài ra, còn có rất nhiều các loại hoa sứ khác nhau như cây sứa cùi (cây sứ đại), sứ bướm tiên, sứ cát tường, sứ hoàng lộc, sứ đại,…

Hầu như các loại cây sứ trên thị trường đều là sứ lai 

2. Ý nghĩa hoa sứ

+ Theo nền văn hóa

Hoa sứ được biết đến là loài cây cảnh mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống. Ở mỗi một nền văn hóa khác nhau, hoa sứ lại mang trong mình một ý nghĩa đặc trưng không giống nhau.

Theo văn hóa Mexico, hoa sứ được biết đến với ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp trẻ trung, quyến rũ của người phụ nữ. Thời điểm hoa sứ nở cũng là lúc mùa xuân đến, báo hiệu sự sinh sôi nảy nở, tràn đầy sức sống. Đặc biệt, có ý nghĩa khai sinh ra các vị thần linh.

Hoa sứ có ý nghĩa khai sinh ra các vị thần linh 

Theo văn hóa Hawaii, hoa sứ có ý nghĩa biểu tượng của sự tích cực. Nó thường được dùng để kết thành vòng đeo cổ hay đội đầu giống như một món đồ trang sức vào những dịp lễ hội đặc biệt. Đeo hoa sứ vào tai là cách để người phụ nữ thể hiện tình trạng hôn nhân của. Nếu đeo ở tai trái thì họ là người đã kết hôn, còn đeo ở tai phải tức là họ đang độc thân.

Trong Phật giáo, hoa sứ được biết đến với ý nghĩa tượng trưng cho một cuộc sống mới mẻ, tràn đầy những điều tốt lành. Đồng thời, chúng ta hay bắt gặp hoa sứ được trồng ở các chùa tháp, tu viện và pháp tự. Bởi nó gắn liền với cửa Phật, chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh cao quý.

Trong Phật giáo, hoa sứ được biết đến với ý nghĩa tượng trưng cho một cuộc sống mới mẻ, tràn đầy những điều tốt lành 

Trong văn hóa Hindu, hoa sứ được biết đến là biểu tượng cho nền văn hóa Ấn Độ giáo. Là tượng trưng cho sự cống hiến gắn liền với các nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật của họ. Vào mỗi dịp đám cưới, những người theo đạo Hindu cũng sẽ thường kết vòng hoa đội đầu.

3. Ý nghĩa phong thủy của từng loại hoa sứ

Cây hoa sứ không chỉ có ý nghĩa theo văn  hóa  vùng miền mà còn có ý nghĩa phong thủy. Với mỗi loại cây lại có một ý nghĩa không giống nhau:

Hoa sứ trắng: biểu tượng cho tình yêu giản dị, tinh khôi, tượng trưng cho sự khởi đầu mới đầy suôn sẻ và đạt được nhiều thành công. Do đó, cây hoa sứ trắng thường được trồng nhằm mang lại cho gia chủ nhiều may mắn.

Hoa sứ đỏ có ý nghĩa mang lại sự thuận lợi trong công việc cùng nhiều niềm vui trong cuộc sống

Hoa sứ đỏ: có ý nghĩa mang lại  sự thuận lợi trong công việc cùng nhiều niềm vui trong cuộc sống, sự hồng phúc và phát đạt. Với hy vọng một năm mới tràn đầy niềm vui và may mắn,  cây sứ được trưng bày ngày Tết. Theo quan niệm, cây sứ càng nở nhiều hoa thì càng mang đến cho gia chủ nhiều thịnh vượng, phát lộc.

Hoa sứ hợp với mệnh gì, tuổi nào?

Các loại hoa sứ thường hợp với những người mệnh Thổ. Hoa sứ màu tím hợp với mệnh Hỏa. Và đa số các tuổi đều có thể chơi loại cây cảnh này.

4. Hoa sứ có công dụng gì?

+ Làm cây cảnh trang trí

Cây sứ cảnh thường được nhiều người ưa chuộng và trồng ở nhiều không gian, vị trí khác nhau. Chẳng hạn trồng trong chậu để đặt trang trí ở sảnh công ty, hay trước cửa văn phòng để trang trí.

Có nên trồng cây sứ trước nhà? Hoa sứ vốn dĩ có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, do đó chúng ta có thể đặt một chậu hoa sứ đẹp ở trước cửa nhà, trên ban công hay trong phòng khách.

Đây sẽ là cách để mang đến  sự nổi bật cho không gian. Hương hoa dịu nhẹ ngập tràn giúp cả gia chủ và khách đến nhà đều thấy dễ chịu. Lưu ý không nên đặt cây ở chính giữa lối đi hay đặt theo hướng Tây, Tây Nam.

Cây sứ cảnh thường được nhiều người ưa chuộng và trồng ở nhiều không gian, vị trí khác nhau 

Nếu không thích trồng cây riêng trong chậu thì có thể kết hợp với hòn non bộ, nhiều loại cây cảnh, hoa cảnh khác làm tiểu cảnh sân vườn. Đây sẽ là cách hiệu quả để giúp tạo điểm nhấn hơn cho không gian sống.

Bên cạnh đó, hoa sức còn là loài cây dễ uốn cành uốn lá nên được trồng trong chậu tạo thế thành cây sứ bonsai, vừa mang đến giá trị thẩm mỹ vừa mang lại lợi ích kinh tế rất lớn.

+ Tác dụng của cây sứ trong y học

Mặc dù cây sứ có chứa nhiều độc tố nhưng nếu dùng với một liều lượng nhỏ để bào chế thuốc thì sẽ mang đến hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Chẳng hạn, trong cây có chứa chất digitalis sẽ có thể chữa các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim xung huyết.

Ethanol trong rễ cây sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của trực khuẩn Bacillus subtilis. Sắc phần rễ giúp chữa các bệnh ngoài da, bệnh da liễu và tiêu diệt chấy, rận. Ngoài ra, rễ cũng được sử dụng bào chế thuốc trị viêm mũi.

Nếu dùng cây sứ với một liều lượng nhỏ để bào chế thuốc thì sẽ mang đến hiệu quả chữa bệnh rất tốt 

Người ta còn dùng chiết xuất từ vỏ và thân cây để tạo thành chất diệt côn trùng hiệu quả vì có độc tính khá cao. Dùng nhựa mủ của cây hoa sứ để làm thuốc chữa trị sâu răng hay các vết thương tự hoại. Dùng bột gỗ của cây hoa sứ để diệt ký sinh trùng sống ở da của các loài gia súc. Loài cây này được dùng để bào chế thuốc phá thai. Nếu chị em phụ nữ đang mang thai không may ăn phải sẽ có thể bị sảy thai.

Với chia sẻ toàn bộ thông tin về cây hoa sứ trên đây,  hy vọng sẽ mang đến bạn đọc những kiến thức hữu ích ích khi lựa chọn cây.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe