Dù là một trong những đền thờ Tổ Sân khấu có nhiều người lui đến nhất mỗi năm nhưng năm nay đền thờ 100 tỷ Tâm Linh Việt của nam danh hài lại vắng lặng vô cùng.
Tại Việt Nam, cứ đến ngày >12/8 âm lịch hàng năm, nhiều người làm trong lĩnh vực sân khấu, bao gồm cả giới nghệ sĩ đều tổ chức ngày Giỗ Tổ. Tuy vậy, do dịch Covid-19 năm nay nên mọi người đều tổ chức tại nhà, những nơi công cộng nhưng sân khấu, nhà hát, đền thờ đều mang vẻ đìu hiu, vắng lặng, trong đó có đền thờ Tâm Linh Việt của danh hài Hoài Linh.
Hàng năm, đền thờ Tổ nghề Sân khấu Tâm Linh Việt của nghệ sĩ Hoài Linh là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn, trong đó ngày Giỗ Tổ nghề là một dịp được đầu tư và tổ chức vô cùng long trọng, thu hút nhiều người nghệ sĩ và người bình thường đến tham dự, chiêm ngưỡng.
Tuy vậy, trong thời gian qua vì Hoài Linh có vướng vào những lùm xùm liên quan đến tiền từ thiện, danh tiếng của anh cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Sau đó, nam danh hài gần như biến mất khỏi MXH, lui về ở ẩn.
Vì vậy, vào năm nay, đền thờ Tâm Linh Việt vẫn chưa có dấu hiệu sẽ tổ chức một ngày Giỗ lớn như mọi năm. Có lẽ, Hoài Linh sẽ đơn độc cúng tổ như nhiều nghệ sĩ khác đã làm.
Nói về nguồn góc ngày >Giỗ Tổ Sân khấu, theo biên kịch Chu Thơm, một trong những giai thoại phổ biến nhất về Tổ nghề sân khấu là ngày xưa có một vị vua bị hiếm muộn, đến lúc có tuổi thì sinh hạ được hai vị hoàng tử khôi ngô, tuấn tú sau thời gian dài cầu xin trời Phật. Tuy vậy, hai hoàng tử này lại rất mê ca hát và không quan tâm tới việc triều chính.
Hai vị hoàng tử này qua đời vào ngày 12/8 âm lịch, trong một lần trốn cha đi coi hát. Linh hồn của họ ở lại sân khấu, độ trì cho người theo nghiệp cầm ca. Vì vậy, ngày mất của họ cũng được giới nghệ sĩ lấy làm giỗ Tổ nghề. Tuy nhiên, ông cho biết thêm, còn nhiều giai thoại khác nhau nữa nên rất khó để xác định được cụ thể nguồn gốc của ngày giỗ này.