Nhan sắc mỹ nhân Hà thành xưa nay thường có vẻ đẹp giản dị, thanh lịch mà quý phái.
Vào giữa thập kỷ 30 thế kỷ trước, người dân Hà Nội xưa thường nhắc đến “Tứ đại mỹ nhân” Hà Thành gồm: cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Đó là những thiếu nữ có nhan sắc “cực phẩm” làm mê đắm biết bao trái tim của các quý ông, công tử hào hoa, văn nhân, ký giả đa tình thời đó. Trong ảnh là “tứ đại mỹ nhân” Hà Nội xưa với nét đẹp đặc trưng của người Tràng An.
Cô Phượng Hàng Ngang - Vương Thị Phượng
Nối tiếng nhất trong "tứ đại mỹ nhân" Hà Thành có lẽ là cô Phượng Hàng Ngang (Vương Thị Phượng). Vương Thị Phượng là con gái cưng của thương gia Vương Toàn Thắng, một nhà buôn bán tơ lụa giàu có ở phố cổ. Cô được ví như “nàng Kiểu” của phố cổ Hà Nội bởi chuyện tình cay đắng giữa cô và nhà báo Hoàng Tích Chu.
Người ta nói rằng, cặp lông mày của cô “yên my“ (lông mày như mây khói), cặp mắt là “bán thụy phượng hoàng“ (con phượng hoàng nửa thức nửa ngủ, nghĩa là mắt mơ màng say đắm).
Cô Bính Hàng Đẫy - Đỗ Thị Bính
Cô Bính tên thật là Đỗ Thị Bính (1915) là con của nhà tư sản Đỗ Lợi – một trong những thành viên của dòng họ Đỗ Bá Già (thôn Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).
Gia đình cô nức tiếng Hà Thành vì sự giàu có khiến nhiều người phải kiêng nể. Người ta kể rằng, khi ấy có tới 20 công trình lớn nhất Hà Nội đều do nhà tư sản Đỗ Lợi làm chủ thầu. Xinh đẹp, phúc hậu nhưng cô Bính luôn có thói quen mặc đồ đen.
Các bài thơ như “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Tay ngà”, “Chùa Hương”… đều phảng phất bóng dáng giai nhan Đỗ Thị Bính. Người đẹp cũng hiểu được tình cảm của công tử Pháp, nhưng tình thì có, nhưng duyên thì không. Nguyễn Nhược Pháp đã sớm ra đi ở tuổi 24 vì bệnh lao vào năm 1939.
Sau khi Pháp mất được một năm, gia đình thuyết phục cô Bính lấy một chàng kỹ sư phong lưu mã thượng học ở Pháp về, tên Bùi Tường Viên - em trai út của Luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu thời bấy giờ. 16 tuổi, Bùi Tường Viên sang Pháp du học về ngành silicat và là một kỹ sư của Việt Nam. Sau đó, Bùi Tường Viên giữ vai trò Hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Đông Dương (tiền thân của Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội).
Cô Nga Hàng Gai
Ngoài hai người đẹp trên, cô Nga Hàng Gai cũng là 1 trong tứ đại mỹ nhân, nổi tiếng sắc nước hương trời.
Cô Síu Cột Cờ
Trong tứ đại mỹ nhân còn có cô Síu Cột Cờ. Cùng nổi danh thời đó là cô Nga Hàng Gai với sắc nước hương trời vạn người mê mẩn.
Tuy nhiên, sau năm 1945, người ta không còn nghe bất kỳ thông tin gì về nàng Kiều xinh đẹp của đất Bắc, cô Síu Cột Cờ, con gái nhà văn Lý Ngọc Hưng.