Theo Công ước từ năm 1980 được kí bởi Mỹ và một số quốc gia EU, Archie rất có thể phải sống lại tại Mỹ đến năm 18 tuổi nếu cặp đôi cựu công tước xứ Sussex ly dị.
>Hoàng tử Archie là con trai của cặp đôi đình đám đến từ Hoàng gia Anh, Meghan Markle và Hoàng tử Harry. Cậu bé 1 tuổi hiện cũng đã chuyển đến sống tại thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ cùng với bố mẹ. Mới đây, chia sẻ của chuyên gia Hoàng gia Anh Lady Campbell về việc Archie hiện cư trú ở Mỹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của Harry nếu quan hệ của hai vợ chồng xảy ra trục trặc.
Nguyên văn lý do được giải thích như sau: "Bất kì cặp đôi nào cư trú tại Anh Quốc, khi ly dị, con của họ sẽ phải ở lại Anh cho đến khi đủ 18 tuổi, dưới sự đồng nhất của cả hai bên." Khẳng định này rút ra từ điều ước quốc tế áp dụng cho tất cả các nước thành viên đã kí kết Công ước Hague, trong đó bao gồm cả Mỹ, quốc gia mà hiện tại gia đình Archie đang cư trú.
Công ước Hague ra đời năm 1980 nhắm đến hợp tác giữa cơ quan tư pháp các nước thành viên trong lĩnh vực luật dân sự, đặc biệt nhằm giải quyết lỗ hổng luật pháp quốc tế trong việc mang trẻ em sang nước ngoài nhưng không có sự đồng thuận của cả bố hoặc mẹ.
Quy ước này viết rõ rằng, khi cha mẹ ly dị, nếu con chung chưa đến tuổi thành niên thì bố hoặc mẹ không được phép mang con ra khỏi quốc gia đang định cư trừ khi được bên còn lại chấp thuận. Vì Mỹ cũng là một nước thành viên kí Công ước Hague, chính vì vậy nếu gia đình Cựu công tước xứ Sussex định cư ở Mỹ vô thời hạn, nhưng sau đó ly thân, thì Hoàng tử Harry không được phép mang con trai Archie về Anh nếu không có sự đồng ý của Meghan, hoặc họ phải đợi đến khi Archie đủ 18 tuổi để cậu tự đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, theo thông tin chính thức thì quy định này sẽ ngưng áp dụng ngay khi đứa trẻ đủ 16 tuổi chứ không phải 18 tuổi như chuyên gia Lady Campbell cho biết. Theo trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kì cập nhật như sau: "Mục đích của Công ước là bảo vệ trẻ em khỏi tác hại của việc đơn phương mang con ra nước ngoài của bố hoặc mẹ, bằng cách khuyến khích đưa trẻ em về lại quốc gia thường trú cũng như bảo vệ các quyền thăm nuôi con của cả 2 bên." Trang này cũng cho biết, phán quyết về quyền nuôi dưỡng hoặc quyền thăm nuôi con sau khi ly dị sẽ đưa ra bởi toà án có thẩm quyền tại quốc gia nơi cư trú của đứa trẻ.