Nhiều tin đồn cho rằng Nữ hoàng Anh sẽ thoái vị trong những năm sắp tới. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
Khi nào thì >Nữ hoàng Anh Elizabeth II sẽ thoái vị, nhường chỗ cho người kế nhiệm? Đây thực chất là tin đồn đã xuất hiện trong một số năm gần đây. Trong đó, có thông tin cho rằng Nữ hoàng sẽ từ bỏ trách nhiệm với hoàng gia vào năm 94 tuổi.
Thông tin này được lan truyền sau khi Andrew Morton - một người chuyên viết tiểu sử hoàng gia cho rằng triều đại của Nữ hoàng đã "hết hiệu quả" trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19.
"Thực sự là khá buồn, nhưng tôi thấy khó có chuyện Nữ hoàng sẽ tiếp tục công việc của mình. Covid-19 sẽ không kết thúc sớm, và sẽ ở đó với chúng ta trong hàng tháng nữa, hoặc vài năm nữa." - Morton chia sẻ với tờ Telegraph Theo morton, việc Nữ hoàng tiếp tục trị vì, duy trì gặp gỡ với mọi người là quá rủi ro.
Nói về tin đồn này, Điện Buckingham đã có phát biểu chính thức: "Nữ hoàng vẫn đang rất bận rộn, và sẽ tuân thủ cân nhắc những lời khuyên phù hợp trước khi làm việc."
Nghĩa là hiện tại, Nữ hoàng vẫn sẽ tiếp tục trị vì. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ở tuổi 94, bà là thành viên hoàng tộc chịu nhiều rủi ro nhất trong đại dịch. Sẽ còn rất lâu nữa trước khi bà có thể quay trở lại làm việc như trước.
Thái tử Charles là người kế vị nhánh đầu tiên trong hoàng tộc. Những tháng qua, công chúng chú ý rất nhiều đến Thái tử, sau khi ông nhiễm virus corona và phục hồi thành công. Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nữ hoàng thoái vị, nhường chỗ cho Thái tử Charles
Thái tử Charles sẽ không trở thành Vua
Năm 2017, tờ Daily Mail đã có một bài viết cho rằng Nữ hoàng đang cân nhắc từ bỏ chức vụ, nhường quyền nhiếp chính cho Thái tử Charles vào năm 95 tuổi - nghĩa là vào năm 2021.
Theo những gì công bố từ hoàng gia, nếu Nữ hoàng vẫn đang trị vì vào năm 95 tuổi, bà có thể viện đến bộ luật "Nhiếp chính" trong hiến pháp, trong đó cho phép bà trao quyền cho con trai cả khi vẫn còn đang tại vị.
Tuy nhiên trong trường hợp đó, Charles sẽ không được trao tước vị là "Vua". "Trong tình huống ấy, Thái tử Charles sẽ trở thành 'Hoàng tử nhiếp chính' chứ không phải vua," - trích lời Robert Jobson, một phóng viên hoàng gia thâm niên 30 năm.
"Theo hiểu biết của tôi thì khi Nữ hoàng vẫn còn khả năng trị vì - cả về thể chất lẫn tinh thần, bà sẽ tiếp tục làm việc với sự trợ giúp của con trai là Charles, cháu trai là William và toàn thể hoàng tộc."
"Nhưng nếu vì lý do nào đó khiến bà không thể nhiếp chính được nữa - như tuổi tác hoặc dịch bệnh, Nữ hoàng có thể cân nhắc," - Jobson bổ sung.
Dẫu vậy theo Jobson, Nữ hoàng vẫn đang "rất sáng suốt trong độ tuổi của mình", và muốn đảm bảo "việc trao lại vương miện cần được thực hiện không cách không có trở ngại."
"Tôi hiểu rằng nếu Nữ hoàng vẫn tại vị vào năm 95 tuổi, bà sẽ thực sự cân nhắc nghiêm túc khả năng trao quyền cho Charles."
Quá trình truyền ngôi phức tạp
Dẫu vậy theo Joe Little - nhà tư vấn hoàng tộc, để bộ luật "Nhiếp chính" được kích hoạt, người đứng đầu cần phải ở tình trạng "không đủ khả năng để đưa ra quyết định độc lập."
"Điều luật sẽ không thể được áp dụng theo quyết định của Nữ hoàng. Trong tình huống ấy, sẽ cần ít nhất 3 quan chức cấp cao về hiến pháp, nghị viện, và cả Công tước xứ Edinburg (Hoàng tử Philip, chồng Nữ hoàng) đứng ra công bố," - Little cho biết.
"Tình cảnh dễ xảy ra nhất là Hoàng tử Charles sẽ nhiếp chính, làm mọi công việc mà mẹ ông để lại, nhưng tước vị thì không thay đổi."
Trong một viễn cảnh khác, nếu Nữ hoàng tuyên bố chính thức thoái vị và từ bỏ mọi quyền lợi hoàng gia, Thái tử Charles sẽ trở thành vua. Kịch bản này khá phổ biến trong hoàng gia thời hiện đại, như trường hợp của vua Juan Carlos tại Tây Ban Nha đã nhường ngôi cho con trai là hoàng tử Phelipe vào năm 2014, hoặc Nữ hoàng Beatrix của Hà Lan đã nhường ngôi cho con trai là Willem-Alexander vào năm 2013.
Dẫu vậy theo Little, khả năng này rất khó xảy ra. Bởi lẽ, Nữ hoàng Anh từng chia sẻ bà sẽ trị vì đến cuối đời vào sinh nhật năm 21 tuổi.