Nơi này được ví như tiên cảnh giữa trần thế. Ai tới đây cũng không thể dừng lại việc chụp vài ba chục tấm hình làm kỷ niệm. Còn bạn thì sao?
Đây là ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh núi cao 2.500m ở Trung Quốc. Khung cảnh bao bọc xung quanh chùa là mây mù giăng lối và sương khói như chốn tiên cảnh nơi hạ giới.
Một khi đặt chân đến nơi này, hẳn nhiên bạn sẽ có một thắc mắc, làm thế nào mà nhiều năm trước người xưa đã có thể có một lối kiến trúc cao siêu đến vậy? Khi ngôi chùa được xây trên đỉnh núi Phạn Tịnh cao tới 2493m, đây cũng là đỉnh núi cao nhất của dãy Vũ Lăng Sơn nổi tiếng ở Trung Quốc.
Theo những ghi chép để lại thì ngôi chùa này được xây trong triều đại nhà Minh (1368 – 1644). Ngôi chùa có 2 điện thờ chính, một bên thờ Phật Thích Ca Mâu bên còn lại thờ Phật Di Lặc.
Thú vị đặc biệt là 2 điện thờ này được nối liền với nhau bằng một cây cầu đá. Nhiều người luôn thắc mắc với công nghệ thô sơ ở thời cổ đại, tại sao người ta có thể gác các khối lượng xây dựng nặng lên đỉnh núi 2500m để xây lên kiệt tác này. Có những đoạn dốc thẳng đứng càng khiến cho sự tò mò về việc xây dựng này trở nên bí ẩn.
Hơn 500 năm qua ngôi chùa trên đỉnh núi Phạn Tịnh này đã được nhiều lần trùng tu và gia cố, nhằm chống lại hiện tượng phong hóa của thiên nhiên. Nhưng cho dù có trùng tu thì chùa vẫn giữ được nét bản thẻ như kiến trúc ban đầu.
Đối với những tín đồ Phật giáo và nhiều chuyến hành hương khắp nơi, thì ngôi chùa này trở thành một biểu tượng quan trọng trong văn hóa Phật giáo ở Trung Quốc. Nơi này đã thu hút rất nhiều các Phật tử, du khách từ khắp nơi trên thế giới tới đây để chiêm bái.
Sinh thái quanh núi Phạn Tịnh sở hữu hệ sinh vật đa dạng. Nơi đây là môi trường sống của hơn 2.000 loài thực vật đặc hữu và hàng trăm động vật quý hiếm. Ngọn núi này đã được chính phủ Trung Quốc quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Quý Châu và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2018.
Để giữ gìn cho không gian của ngôi chùa được an toàn và sạch sẽ, nơi đây hạn chế lượng khách tham quan mỗi ngày. Đồng thời không khuyến khích người già và trẻ em tới để an toàn cho >sức khỏe, vì núi lao, nhiều bậc lại khó leo.