Trong số các loài lan, Địa lan Bạch Ngọc Đuôi Công được biết đến là loài hoa vương giả có vẻ đẹp đến mê đắm lòng người. Loại cây cảnh này rất dễ trồng, không tốn nhiều diện tích đất trồng và không mất nhiều công sức chăm bón. Cùng khám phá ngay cách trồng địa lan bạch ngọc đuôi công vô cùng đơn giản sau đây.
Một số yêu cầu khi chọn chậu trồng lan như sau:
- Phù hợp
Chậu trồng lan cần phù hợp với điều kiện và dạng cây địa lan sao cho thật cân đối hài hòa với tổng thể cây. Với loại lan lá dài, rũ cành thì chọn loại chậu cao. Còn loại lan lá ngắn thì chọn chậu thấp vừa. Nếu trồng khóm lan nhiều thân thì nên chọn chậu có đường kính to.
Với vườn lan có diện tích quá nhỏ, bạn không nên chọn chậu quá to. Cũng không nên chọn lựa chậu quá to để chỉ trồng một khóm lan nhỏ.
- Tính thẩm mỹ
Cây địa lan có nét đẹp riêng thể hiện ở cả dáng cây lẫn dáng lá, hương thơm và hình thái của hoa. Chính bởi điều này mà bạn cần đảm bảo sao cho chậu được chọn phải tôn vinh được vẻ đẹp của cây lan hơn.
- Đảm bảo sự phát triển của cây thật tốt
Khi chọn chậu, bạn cần lưu ý đảm bảo được độ thoát nước. Nên dùng loại chậu kín lỗ bên hông, sau đó lót một ít đá xanh dưới đáy chậu (khoảng 2 cm) để đảm bảo rễ không chui ra ngoài và trồng mau có hoa hơn.
Nếu dùng chậu có lỗ thoát nước nhỏ để trồng lan thì nên khoan thêm lỗ dưới đáy đậu hoặc thành chậu. Với cách này, nước sẽ không bị úng và có thể thoát nhanh hơn sau khi tưới.
>>> Xem thêm:
- Cách trồng và chăm sóc địa lan sau Tết đơn giản đúng kỹ thuật
Yếu tố khác:
Chọn chậu trồng sao cho phù hợp với mục đích của việc trồng. Nếu bạn trồng lan thưởng thức thì nên chọn loại chậu thật đẹp, trồng lan thương mại thì chọn chậu có giá vừa,...
Một số loại chậu thường dùng khi trồng Địa lan như:
- Nhiệt độ và ánh sáng
Ánh sáng phù hợp có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của địa lan. Do đó, bạn cần đảm bảo trồng ở nơi không bị thiếu ánh sáng khiến cây yếu ớt hay nơi quá nhiều ánh sáng làm hư lá, thay đổi màu sắc của cây.
Cây địa lan phát triển trong nhiệt độ thích hợp nhất là từ 20 - 30 độ C.
- Với cây ở một chậu cũ (thay chậu):
Nếu khóm cây có nhiều hơn 5 thân thì bạn dùng tay hay dao sắc để tách thành nhiều khóm nhỏ, mỗi khóm có ít nhất 2 thân. Sát trùng và làm khô vế tách, bôi sơn vào vết tách để tránh nhiễm bệnh cho cây. Cắt bỏ rễ thối, lá hỏng và đặt lan vào chỗ khô thoáng cho khô sơn.
Ngay sau khi tách thì sát trùng và làm khô vết tách bằng cách dùng que sắt khoảng 2 li đã nung nóng trà sát vào vết tách cho tới khi vết tách khô, sau đó dùng sơn bôi vào vết tách (việc làm này rất quan trọng nó tránh nhiễm bệnh cho cây, cây không bị thối do nước tưới sau này), rồi sau đó để lan vào chỗ mát chờ cho khô sơn.
- Với cây vừa mới mua
Nếu chọn khóm cây vẫn là nguyên chậu thì bạn thực hiện tương tự như trên. Trong trường hợp, tách chỉ 1 hoặc 2 thân từ khóm thì phải sát trùng và làm khô vết tách càng nhanh càng tốt.
Rửa sạch các khóm lan và xếp lần lượt vào rổ. Lưu ý đánh dấu từng loại lan để không bị nhầm lẫn và thực hiện thao tác thật cẩn thận để tránh nhầm, không làm hỏng rễ non.
Đặt các khóm lan vào chậu. Lưu ý xoay các thân già vào tâm chậu còn các thân non hướng ra miệng chậu. Tiếp theo, bạn dùng một tay để giữ bụi lan và tay kia cho đất trồng vô chậu sao cho đất trồng phủ kín 1/3 thân lan, dùng 2 tay vỗ nhẹ vào thân chậu.
Phủ rêu nước hay vụn xỉ than lên bề mặt chậu thành 1 lớp mỏng. Đảm bảo sao cho thân cây lan vẫn phải hở 1 phần trên lớp phủ.
Tưới nước đẫm toàn bộ đất trồng nều trồng. Xịt rửa bằng bình xịt cho toàn bộ lá của lan.
Cuối cùng, bạn xếp các chậu địa lan này vào nơi râm mát.
Đảm bảo sao cho rễ cây luôn ẩm nhưng không bị ướt lâu hay quá khô rễ. Trong giai đoạn cây phát triển, bạn tăng lượng nước tưới, nhất là sau khi ra hoa. Đến thời điểm cây lan đã phát triển hoàn toàn bạn điều chỉnh lượng nước tưới ít hơn, chỉ cung cấp lượng nước tối thiểu khi cây đang ra chồi nụ.
Lúc cây ra chồi nụ, bạn nhớ tưới nước đầy đủ để cành hoa được phát triển tốt.
Để đảm bảo lượng nước tưới cho cây lan đủ, bạn có thể theo dõi qua việc nhìn lá lan. Lá sẽ hơi bị nhăn nếu cây bị thiếu nước.
Nên theo dõi thường xuyên kết hợp với cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, thu nhặt lá già, tạo dáng đẹp cho cây. Hạn chế sâu bệnh hại và kịp thời lại bỏ các tác động bất lợi khác xảy ra trong vườn. Điều chỉnh lượng ánh sáng theo mùa vụ.
Bón phân có lượng N cao hơn trong giai đoạn cây nảy mầm đến khi giả hành phát triển hoàn chỉnh. Khi cây lan đang trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa, bạn nên dùng phân bón có lượng P cao hơn và K thấp hơn.
Trong suốt quá trình chăm sóc cây lan trong năm, bạn xen kẽ phun phân bón vi lượng thật loãng hàng tuần cho cây và kết hợp bón thêm phân hữu cơ như: Tưới nước ốc, cá, bì lợn…
Vậy là bạn đã có thể nắm được cách trồng Địa lan Bạch Ngọc Đuôi Công. Hi vọng với những tips nhỏ vừa được chia sẻ trên, bạn sẽ có cách chăm sóc lan tốt hơn.