Tết là dịp có nhiều hoạt động, lễ hội diễn ra nên có rất nhiều đề tài để cho các họa sĩ nhí được thỏa sức sáng tạo, triển khai trên từng nét bút thể hiện được sự đặc sắc của ngày Tết cổ truyền.
Vào dịp đầu năm mới, mỗi gia đình đều quây quần bên nhau, hỏi thăm >sức khỏe và chia sẻ những câu chuyện đã diễn ra trong một năm vừa qua. Hơn nữa, ngày tết mọi người đều tất bật chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ cành mai, cây đào, bánh trái, mâm ngũ quả cho đến những trang phục mới để đi chơi, đi trẩy hội… Đây đều là những đề tài, là nguồn sáng tạo để có thể vẽ nên những bức tranh sinh động cho ngày tết và mùa xuân.
Sau một năm bộn bề, mỗi thành viên trong gia đình mới có cơ hội được gặp mặt, đoàn tụ với nhau, thoải mái nói cười vào dịp tết đến xuân về. Chính vì vậy, gia đình là nguồn cảm hứng vô tận của những họa sĩ để tạo nên những tác phẩm để đời. Vẽ tranh về gia đình trong dịp Tết cũng là cách để thể hiện tình yêu thương vô bờ với gia đình nói chung và các thành viên trong gia đình nói riêng.
Với đề tài về gia đình ngày tết và mùa xuân thì các họa sĩ có nhí nhiều rất khía cạnh để khai thác ví dụ như là: hình ảnh người mẹ khéo léo gói bánh Chưng, bánh Tét; cả nhà quay quần bên nhau để đón giao thừa chúc mừng năm mới; hình ảnh ông, bà lì xì cho con cháu trong ngày Tết nguyên đán thể hiện một thời đã sống và làm việc hết mình để nuôi dưỡng con cháu hoặc đơn giản chỉ là hình ảnh những cô bé, cậu bé diện những bộ quần áo bố mẹ mới mua với khuôn mặt háo hức trong những ngày đầu xuân.
Đối với mỗi gia đình Việt, mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện đạo lý thiêng liêng uống nước nhớ nguồn đồng thời còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Hơn nữa, mâm ngũ quả còn thể hiện đủ 5 yếu tố Kim– Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, đây là 5 yếu tố được cho là cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo. Đây cũng là một nét đặc trưng trong cái Tết cổ truyền mà chỉ người Việt mới có.
Mỗi dịp tết đến xuân về thì không thể nào thiếu được hình ảnh những câu đối đỏ của những thầy đồ già. Nhưng câu đối mang nhiều ý nghĩa cầu bình an, may mắn cho một năm mới, mang đậm dấu ấn của một dân tộc.
Khi nói đến tết làm sao có thể thiếu được những phiên chợ tết, khiến con người ta cảm thấy xao xuyến đến nao lòng. Chính vì vậy, khi vẽ tranh về đề tài phiên chợ tết hơn bao giờ hết những người họa sĩ và người xem đều cảm thấy thật háo hức, nhộn nhịp. Ngoài chợ tết thì vào dịp đầu xuân năm mới cũng có rất nhiều lễ hội diễn ra. Nhiều lễ hội đã được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia, là nơi vui chơi, gặp gỡ, giao lưu và cũng là nơi giao thoa của các nền văn hóa vùng miền khác nhau. Đây cũng là một trong những đề tài ấn tượng để cho các họa sĩ khai thác, làm cho không khí ngày tết không những rộn ràng mà còn rất thiêng liêng.
Ngày nay, cách vẽ tranh đề tài ngày tết và mùa xuân cũng đã được đưa vào chương trình học Mỹ thuật của các em tiểu học, để giúp các em luôn nhớ về tết cổ truyền của dân tộc, nhớ những câu chuyện hay về cội nguồn. Bên cạnh đó còn giúp các em kích thích trí sáng tạo để học tập tốt hơn.