Dưới đây là những chia sẻ về cách trồng và chăm sóc sứ thái lan mau lớn theo những quy tắc nhất định người chơi kiểng phải biết.
Cây Sứ Thái Lan có tên khoa học là Adenium obesum thuộc họ Apocyanaceae. Sứ Thái có thân thảo dù trong phần lõi của cây có mô gỗ tương đối cứng. Đây là loài cây thuộc nhóm mọng nước, có khả năng chịu hạn giỏi và sức sống dẻo dai. Với những cây đã được ba bốn mươi năm tuổi, thân rất cao, to, ra dáng cổ thụ mà vẫn không ngừng ra hoa rất sai, lắm cành, không có bất kì dấu hiệu suy kiệt nào.
Sứ Thái có bộ rễ, thân với hình dáng đặc biệt và ra hoa rất rực rỡ. Cấu tạo đặc biệt của bộ rễ sứ đã tạo thành bộ củ muôn hình vạn trạng là điều tạo được ấn tượng với người xem và làm tăng giá trị của chúng.
Sứ Thái Lan là loại cây chịu hạn giỏi, rất dễ sống, dễ trồng. Thậm chí, chỉ cần giâm cành hoặc gieo hột xuống đất ẩm cũng có thể mọc rễ thành cây sau thời gian ngắn. Khi trồng Sứ, ai cũng mong thu được cây đẹp, thân phải “gỗ ghề” củ, rễ và thật sai hoa, hoa to và tươi thắm.
Đây là loài cây được ưa chuộng trồng làm cảnh trước nhà, trang trí trong những dịp lễ Tết, làm cây cảnh văn phòng…
Muốn sứ ra hoa nhiều và đẹp, đòi hỏi rất nhiều vào kỹ thuật người trồng. Trồng không đúng kỹ thuật thì dù có chọn giống tốt đi chăng nữa thì cây cũng sinh trưởng không ra gì. Cách trồng sứ thái cần lưu ý những điều sau đây:
Bạn có thể trồng sứ Thái trong mảnh đất trống trong vườn hoặc tận dụng những vật liệu có sẵn trong nhà như bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp.
Để đảm bảo tính thẩm mỹ nhất, bạn nên trồng trong chậu cảnh. Nhớ đục lỗ dưới đáy dụng cụ được chọn để thoát nước cho cây hiệu quả,
Tuy là loài cây không quá kén đất trồng nhưng sứ Thái sẽ phát triển tốt nhất khi được trồng trên lọai đất tơi xốp, giàu màn và thoát nước tốt.
Bạn có thể trộn đất để trồng sứ Thái theo công thức sau:
Tro trấu hạt to (50%) + Bột dừa (20%) + Vỏ trấu sống (10%) + Vỏ đậu phộng (10%) + Phân bò khô hoai nhuyễn (10%).
Trộn thật đều tay để thu được hỗn hợp chất trồng. Sau đó, bạn cho vào bao ủ trong thời gian từ 7-15 ngày. Cách 2 tháng bổ sung thêm phân hữu cơ Dynamic Lifter trên mặt chậu.
Lưu ý: Tuỳ vào điều kiện của từng vùng miền bạn có thể điều chỉnh tăng giảm tỷ lệ chất trồng. Tuy nhiên, luôn đảm bảo sao cho tỉ lệ phân bò không quá 10%.
Bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 cách nhân giống bằng gieo hạt, chiết cành và giâm cành khi trồng Sứ Thái.
Gieo hạt:
Giâm cành:
Đem phơi khô một nhánh già của cây sứ cho hết mủ. Tiếp theo đó, bạn tiến hành trồng ở dụng cụ đã chuẩn bị sẵn.
Nhớ tưới nước Thường xuyên để giữ ẩm cho cây. Nhược điểm của phương pháp này là tốc độ nhân giống chậm, gốc sứ phát triển chậm và khó lai tạo được các giống sứ mới.
Chiết cành:
Chọn nhánh chiết già, da có màu xám và khi cắt ra có nhựa trắng. Lấy dao bén xẻ một đường góc 45 độ từ dưới lên.
Vết cắt này đảm bảo chiếm 1/2 - 2/3 nhánh sứ. Tiếp theo, bạn cho một miếng nhựa đặt vào và để trong 3-5 ngày cho khô nhựa.
Để giúp rễ nhanh chóng đạt kết quả hơn, bạn có thể dùng bột dừa hay rễ lục bình bó chỗ vết ghép này lại. Sau khoảng 30-40 ngày, rễ cây đã nhú ra thì bạn có thể cắt nhánh chiết, để cho khô nhựa và tiến hành trồng.
Sứ Thái có đặc tính sợ úng nước. Do đó, bạn nên đợi cho nắng khô đất mới tưới. Khi cây sứ mới trồng, mới sang chậu hoặc giâm cành thì tránh tưới nước nhiều.
Sứ là loài cây chịu hạn và điều kiện khắc nghiệt rất tốt. Nếu bón phân thường xuyên cây sẽ phát triển mạnh và không ra hoa. Do đó, bạn cần có cách bón phân thích hợp, như sau:
+ Với cây sứ mới trồng từ cành giâm - dưới 6 tháng tuổi:
Trộn 10 - 15g phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10 - 15 lít nước.
Đảm bảo tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15 - 20 ngày/lần. Dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày để kích thích cây ra chồi, lá, rễ.
+ Với cây sứ từ 6 tháng - 1 năm
Trộn 20 - 30g phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu. Bón thúc định kỳ, cách nhau 20-30 ngày/lần.
Dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần để giúp cây nhanh ra chồi, lá, rễ.Nếu muốn cho sứ ra hoa thì sử dụng Đầu Trâu 007.
+ Với cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định:
- Hòa 20 - 30g phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu. Bón thúc định kỳ cách nhau 20-30 ngày/lần.
- Dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 để kết hợp phun định kỳ 7-10 ngày/lần nhằm giúp cây nhanh ra chồi, lá, rễ.
- Nếu muốn kích thích ra hoa thì dùng Đầu Trâu 007 và Đầu Trâu 009 có hiệu quả dưỡng hoa lâu tàn.
Để hạn chế tác hại của sâu, bạn nên thường xuyên kiểm tra cây sứ để phát hiện và loại bỏ sâu. Bạn có thể phun một trong các loại thuốc trừ sâu như: Map Permethrin 50EC; Sherpa 10EC; Polytrin 440EC; Brightin 1.8EC.
Khi đã trồng sứ dài ngày, bộ rễ phình to bạn cần di chuyển cây sang chậu mới to hơn. Để có được dáng cây đẹp, bạn nhớ kết hợp nâng bộ rễ cây cao lên khỏi miệng chậu.
Khi muốn sang chậu mới, bạn lưu ý phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên và uốn sửa, điều chỉnh dáng cây. Cuối cùng, cho đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu và tưới nước với một lượng đủ ẩm.
Để cây sứ ra nhiều hoa, bạn cần thường xuyên cắt cành sau mỗi đợt hoa tàn. Với mỗi lần cắt càng chỉ cần cắt cao thêm một đoạn ngắn.
Kiên trì thực hiện theo đúng những hướng dẫn cách trồng sứ Thái mau lớn vừa được chia sẻ trên thì bạn sẽ dễ dàng thù được cây Sứ có dáng đẹp, hoa nhiều và có màu sắc rực rỡ.
Chúc bạn thành công!