Trong ngày bảo vệ khóa luận tốt nghiệp 22/1, Lưu Mai Chi địu con trước ngực tự tin đứng trước hội đồng trình bày. Một công trình dày dặn, chất lượng khiến thầy cô ngạc nhiên và đánh giá xuất sắc.
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, Lưu Mai Chi (sinh viên K63 báo chí hệ chuẩn, chuyên ngành báo in - báo điện tử, Viện đào tạo báo chí truyền thông, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã địu con trước ngực tự tin đứng trước hội đồng trình bày trong ngày bảo vệ khóa luận tốt nghiệp 22/1.
Hai vợ chồng ở trọ, không có nội ngoại đỡ đần chăm con, con lại không theo bố nên không còn lựa chọn nào khác, Chi buộc phải địu con lên giảng đường trong ngày bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Trước đó, Chi đã nhờ bạn bè lên trường giúp nhưng con vẫn chỉ theo mẹ. Hết cách, do là người bảo vệ đầu tiên nhưng con chưa ngủ nên Chi xin hội đồng cho lùi lịch sau một sinh viên khác để ru con ngủ. Sau đó con tiếp tục quấy khóc thì xin phép hội đồng vừa bế con vừa bảo vệ khóa luận, Chi được hội đồng khoa học chấp thuận.
Chi dí dỏm ví "bảo vệ khóa luận cũng như đi vào phòng đẻ". Điểm chung là cùng "thấy sợ" và suy nghĩ duy nhất là làm nhanh nhất. Khi đi đẻ thì mong sao để đẻ nhanh, đỡ đau. Khi chào mọi người để mở đầu khóa luận, Chi cũng chỉ có suy nghĩ làm luôn, làm nhanh, làm hết năng lực để sau này nhìn lại không hối tiếc.
Kể về gia đình, Chi thừa nhận bản thân có nhiều thời điểm rất khủng hoảng. Năm học lớp 2 thì bố mẹ ly hôn, bố là điểm tựa của hai anh em Chi. Những năm cấp II, Chi mắc bệnh rối loạn trầm cảm kéo dài tới hiện tại, có thời điểm trong một tháng giảm gần 10kg.
Năm 2021, thời điểm dịch COVID-19 căng thẳng cũng là lúc Chi bước vào đợt thực tập quan trọng của năm thứ ba đại học. Khi đang đi thực tập, Chi nhận được tin nhắn của anh trai ở quê rằng bố đang lâm vào tình trạng nguy kịch, suy đa tạng. Vài ngày sau bố mất. Dù đã cố gắng nhưng có một thời gian dài Chi không chấp nhận được nỗi đau vừa ập đến trong đời. Sau những ngày để bản thân tự "trôi", Chi bắt đầu vùng dậy, rời quê lên Hà Nội một mình vừa kiếm sống vừa học nốt năm cuối đại học.
Tháng 9/2022, Chi phát hiện bản thân mang thai khi còn 1 tín chỉ môn thể chất và khóa luận tốt nghiệp chưa hoàn thành.
Tháng 5/2023 cô sinh viên Lưu Mai Chi chính thức làm mẹ. Sau bốn tháng sinh con, Chi nhanh chóng đăng ký xin làm lại khóa luận tốt nghiệp và học tín chỉ thể chất còn lại để tốt nghiệp đại học, kiếm việc làm nuôi con và phụ gia đình.
Với đề tài khóa luận "Thông tin về bạo lực học đường trên báo điện tử Việt Nam hiện nay", Chi vừa chăm con vừa "vật lộn" khảo sát, nghiên cứu, vẽ bảng, biểu đồ... trong suốt hai tháng. Cứ khoảng 21 - 22h đêm, khi con bắt đầu ngủ là Chi bắt đầu tranh thủ mở máy ra làm khóa luận, hôm nào trụ được thì làm qua đêm, đến 5-6h sáng hôm sau. Đến khi ghép lại các phần khóa luận thì dài tới 127 trang.
PGS.TS Đinh Văn Hường (giảng viên Viện đào tạo báo chí và truyền thông Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của Mai Chi) kể hai thầy trò làm việc thông qua Gmail và Zalo.
Theo thông tin từ báo Thanh Niên, chị Chi quê ở H.Di Linh (Lâm Đồng), tốt nghiệp ngành tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trải qua nhiều khó khăn, thử sức ở nhiều công việc khác nhau, có thời gian về quê đi dạy học, mở quán cà phê… chị được vào làm việc tại Trường CĐ Lý Tự Trọng. Vì hoàn cảnh, một mình chị Chi nuôi con. Không muốn phiền tới cha mẹ đã già yếu ở quê, em bé được 3 tháng rưỡi, mỗi sáng, chị Chi bế con đi gửi bà giữ trẻ trong xóm rồi tất tả đi làm.
Năm 2016, chị trúng tuyển hệ cao học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, học vào các ngày thứ sáu, bảy, chủ nhật, lúc đó con trai chị mới 4 tuổi. Trường mẫu giáo không giữ cuối tuần, gửi ngoài lại tốn kém thêm một khoản tiền nên chị Chi đành dắt, bồng con lên giảng đường, học cùng mẹ.
Là đứa trẻ sớm hiểu chuyện, Thắng rất nghe lời mẹ, trong lớp chưa bao giờ cậu bé 4 tuổi chạy nhảy lung tung hay nói lớn, la hét. Khi mẹ ngồi nghe giảng, viết bài, con cũng lôi tập vở ra vẽ hoặc món đồ nào đó ra, tự chơi. Ngồi chán trên ghế, cậu chui xuống gầm bàn, cạnh chân mẹ. Thi thoảng, thấy thầy cô giảng tới chuyện gì lạ quá, cậu thầm thì vào tai mẹ: “Tại sao hả mẹ? Thầy nói thế nghĩa là gì?”. Mẹ ra dấu im lặng, Thắng lại như con mèo con, chơi tiếp phần của mình.
Lúc chị Chi làm bài thi, Thắng ở ngoài hành lang, nhớ lời mẹ dặn nên không dám chạy đi đâu xa, cứ thập thò nhìn qua cửa kính xem mẹ đã viết xong chưa. Thấy mẹ quay ra cười một cái, cậu mới yên tâm đi chỗ khác.
Hai mẹ con chị Chi ở trọ trong gian nhà nhỏ xíu trên đường Nguyễn Thanh Tuyền, Q.Tân Bình (TP.HCM). Để trang trải cho cuộc sống đắt đỏ ở thành thị, 5 năm nay chị Chi có thêm nghề bán trái cây trên mạng. Quê nhà ở H.Di Linh, có nhiều món ngon như chanh dây ngọt, khoai lang mật, bơ…, hàng theo xe xuống tận chợ Tân Bình. 5 giờ sáng, khi con còn ngủ, chị Chi lặng lẽ khóa cửa rồi một mình chở những thùng hàng nặng trĩu về. Tối muộn, chị ngồi trả lời khách, chia bịch nào mít, bịch nào xoài để ngày mai kịp giao đi…
Vất vả cùng mẹ cũng thành quen, Thắng dễ ăn, dễ ngủ, nhiều khi trên đường đi học với mẹ, Thắng đứng trước xe máy mà ngủ luôn. Chị Chi tấp xe lại lề đường, ôm con trong vòng tay, cho con ngủ thêm một lúc rồi mới tiếp tục hành trình.
Thắng ở nhà được mẹ gọi là Ruby, năm nay 8 tuổi, vào lớp 3. Em bé nào cũng là một viên đá quý khổng lồ của người mẹ, nhưng với chị Chi thì viên đá ấy hơn cả khổng lồ một chút.
Chị Chi đang làm việc tại Phòng Thanh tra giáo dục - công tác sinh viên (Trường CĐ Lý Tự Trọng, TP.HCM). Con đường mình đã nỗ lực làm sao để có được tấm bằng thạc sĩ trở thành lời động viên chân thực nhất cho một số em học sinh trường chị, khi vì một vài khó khăn có em đã muốn nghỉ học. Chi thấy, điều chị cố gắng theo đuổi không phải những tấm bằng mà là tinh thần ham thích học hỏi, và dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng không cho phép mình bỏ cuộc.