Sau khi vụ việc ngày 17/1 xảy ra, nghi phạm là Tuấn Em đã chết, nhiều người thắc mắc không rõ với tình huống này, cơ quan điều tra sẽ xử lý ra sao?
Theo thông tin từ báo Dân Việt: Vào khoảng 10 giờ sáng 17/1, trên tuyến lộ nối huyện Cái Nước với huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau xảy ra vụ >chồng chém vợ rồi tự sát.
Thông tin ban đầu cho biết, sáng nay, anh N.T.E. (40 tuổi, ngụ ấp So Đũa, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) cùng vợ là chị N.T.X. đến TAND huyện Phú Tân làm thủ tục ly hôn.
Trên đường về, khi đến đoạn thuộc ấp Quảng Phú, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, anh E. bất ngờ chặn đầu xe máy của vợ rồi vung dao chém nạn nhân tới tấp.
Sau khi chém vợ, anh E. đã cắt cổ tự sát và được xác định tử vong tại chỗ. Riêng chị X. hiện đang được cấp cứu tích cực.
Theo thông tin từ báo Người Lao Động: Sau khi vụ việc ngày 17/1 xảy ra, nghi phạm là Tuấn Em đã chết, một số bạn đọc không rõ với tình huống này, cơ quan điều tra sẽ xử lý ra sao?
Theo luật sư Trần Thị Thanh Thảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thảo Trần, hành vi của Tuấn Em nhiều khả năng sẽ bị truy tố về tội "Giết người". Theo quy định, người có hành vi giết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người" theo điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trong khi đó, điều 157 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định trong trường hợp vụ việc chỉ có một người là hung thủ và có kết luận người này đã chết mà không cần tái thẩm đối với người khác thì VKS không khởi tố vụ án hình sự.
Ngoài ra, nếu có căn cứ xác định trong vụ việc còn có đồng phạm khác hỗ trợ hung thủ thực hiện hành vi phạm tội thì những người này phải chịu trách nhiệm hình sự theo phán quyết của tòa án.
Trong vụ viêc nêu trên, Tuấn Em được xác định là nghi phạm, đã tự sát và tử vong. Cơ quan công an sẽ tiếp tục điều tra nguyên nhân, động cơ, mục đích phạm tội của nghi phạm và đồng phạm khác nếu có, tránh bỏ lọt tội phạm.
Nếu xác định không phát sinh đồng phạm nào thì cơ quan công an sẽ không khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ điều tra.
Về việc Tuấn Em có dấu hiệu thần kinh không được bình thường, điều này cần được ngành y tế chứng minh để làm cơ sở. Luật pháp quy định người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức mà giết người thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về trách nhiệm bồi thường, điều 615 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo điểm a, khoản 1 điều này, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Vì nghi phạm đã giết người nên người thừa kế có nghĩa vụ bồi thường cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân.
Bộ Luật Dân sự 2015 quy định mức bồi thường gồm: Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;...
Tuy nhiên, bà X. đang được cấp cứu tại cơ sở y tế nên chưa phát sinh nghĩa vụ bồi thường cho hàng thừa kế thứ nhất. Bên cạnh đó, bà X. còn là vợ của nghi phạm nên không phát sinh trách nhiệm bồi thường...