Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.

Minh Thư (TH) 11:49 18/11/2024

Theo thông tin từ VOV, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 10 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão số 9 ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 600km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.

Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Lúc 10h ngày 20/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với vận tốc 10-15km/h, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Tây khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 210km về phía Tây Bắc, sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Bão số 9 đang tiến về vùng biển miền Trung nước ta - Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Dự báo đến 10h ngày 21/11, bão di chuyển theo hướng Tây Nam với tốc độ khoảng 10km/h, suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ với sức gió mạnh cấp 6.

Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Hiện nay, dự báo của các đài khí tượng lớn trên thế giới và Việt Nam có sự tương đồng cao khi nhận định về đường đi của bão Manyi. Tuy nhiên, diễn biến của bão sẽ phụ thuộc vào sự tương tác với khối không khí lạnh nên còn khó lường và thay đổi. 

Theo thông tin từ báo Sức khỏe và Đời sống, dựa vào nhận định của các chuyên gia, khi vào Biển Đông, bão Manyi gặp khối không khí lạnh ở lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, đồng thời gặp bề mặt nước biển nhiệt độ lạnh cộng gió Đông Bắc khô sẽ suy yếu dần và tan trước khi ảnh hưởng đến đất liền.

Trong ngày và đêm 20/11, bão Manyi di chuyển chủ yếu theo hướng tây nam, tương tác với không khí lạnh, suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp trên khu vực biển Trung Trung Bộ của nước ta.

Dù suy yếu khi vào gần bờ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định, vùng áp thấp ven biển Trung Trung Bộ (suy yếu từ bão Manyi) kết hợp với không khí lạnh sẽ gây ra một đợt mưa lớn kéo dài ở các tỉnh miền Trung, có khả năng gây ngập úng cục bộ.

Vùng áp thấp ven biển Trung Trung Bộ (suy yếu từ bão Manyi) kết hợp với không khí lạnh sẽ gây ra một đợt mưa lớn kéo dài ở các tỉnh miền Trung, có khả năng gây ngập úng cục bộ - Ảnh: Internet

Ngoài ra, người dân vẫn cần cảnh giác với những tác động của bão Manyi ở trên biển. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao từ 3-5 m, vùng gần tâm bão 5-7 m; biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Do ảnh hưởng của bão Manyi, vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 15, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m, biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh và sóng lớn.

Bão Manyi hình thành từ một áp thấp ngoài khơi xa của Philippines, mạnh lên thành bão, sau đó tăng cấp rất nhanh. Thời điểm áp sát đảo Luzon của Philippines, bão mạnh lên cấp 16, giật trên cấp 17, trở thành siêu bão tiếp theo trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương năm nay.

Minh Thư (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe