Tết Đoan Ngọ tại nhiều tỉnh miền Trung là dịp để con rể lễ tết bố mẹ vợ, nhất là những chàng rể tương lai sắp cưới nên biết những điều này để xếp lễ sao cho chu toàn.
Hằng năm, cứ vào dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5/5, người dân lại nô nức chuẩn bị những mâm cúng gia tiên bằng những sản vật thu hoạch được trong mùa vụ vừa kết thúc. Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để con rể lễ tết bố mẹ vợ tương lai bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà ngoại.
Tết Đoan Ngọ tại một số tỉnh miền Trung là dịp để con rể lễ tết bố mẹ vợ - Ảnh: Internet
Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 là nét văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, là dịp để gia đình đoàn tụ. Tết Đoan Ngọ có giá trị tinh thần thiêng liêng chỉ đứng sau dịp Tết Nguyên Đán, là thời điểm thích hợp để các thành viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè cùng nhau quây quần sau một mùa màng bội thu, cùng hưởng thành quả lao động sau một năm làm nông vất vả.
Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 là thời điểm kết thúc vụ lúa hè, chuẩn bị đón một mùa mưa bão không mấy thuận lợi trong nông nghiệp. Người nông dân vào đúng giờ ngọ ngày này thường xếp mâm cúng bằng những món quả đầu mùa như đào, mận, vải, dưa hấu,... và không thể thiếu món rượu nếp để tỏ lòng biết ơn trời đất đã cho mùa màng tốt tươi. Đồng thời, đây cũng là cách để xua đuổi sâu bọ tàn phá mùa màng, xua đuổi bệnh tật để có một >sức khỏe tốt hơn cho những vụ mùa tiếp theo.
Phong tục lễ tết Đoan Ngọ không thể thiếu các sản vật nông nghiệp như rượu nếp, hoa quả đầu mùa - Ảnh: Internet
Vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5, người dân Việt Nam có tục lệ ăn hoa quả, rượu nếp vào lúc mới thức dậy. Đến giữa trưa, khi vạn vật hội tụ dương khí lên đến tột bậc, người ta có tục đi hái lá thuốc về chữa bệnh rất tốt. Ngoài ra, tục tắm lá thuốc vào ngày này vẫn được lưu giữ để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, có sức chống chọi lại với các loại bệnh tật.
Không chỉ đem quan niệm Tết diệt sâu bọ như chúng ta vẫn thường biết về Tết Đoan Ngọ, tại nhiều tỉnh miền Trung, ngày mùng 5/5 âm lịch là dịp để con rể lễ tết bố mẹ vợ. Món quà thường được các con rể tương lai đem biếu nhà ngoại là thịt vịt.
Thịt vịt là vật lễ tết phổ biến mà con rể đem tới nhà bố mẹ vợ trong dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh: Internet
Không rõ bắt nguồn từ khi nào, tại một số tỉnh như Vinh, Nghệ An có tục lệ này, người ta cứ thế làm theo, như một dịp để con rể trả ơn bố mẹ vợ, và đây cũng là dịp để gia đình, bạn bè, người thân quây quần bên nhau, cùng đoàn tụ khi mà việc nông đã bắt đầu rảnh rang hơn trước.
Ngoài thịt vịt, mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng cần có đủ các loại trái cây đầu mùa tươi ngon, các loại rượu nếp, cái rượu để đem cúng trên ban thờ. Xôi gấc, bánh gio chấm mật cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ, là những sản vật tượng trưng cho một nền văn hóa lúa nước hưng thịnh, phát triển.