Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết với các điều kiện hiện khí quyển hiện tại như gió, khí áp và nhiệt độ nước biển ở khu vực Biển Đông ở mức 30-31o độ thì cơn bão này vẫn có thể mạnh lên.
Theo thông tin từ báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh, đi vào Biển Đông sáng qua, 3/9, >bão YAGI trở thành cơn >bão số 3 trong năm 2024, với cường độ ban đầu cấp 8, giật cấp 11. Tuy nhiên, chỉ 24 giờ sau, đến sáng nay, bão số 3 đã tăng liền 3 cấp.
Lúc 7 giờ sáng nay, bão số 3 đạt cấp 11, giật cấp 13, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. Tuy nhiên, tốc độ di chuyển chậm lại, còn khoảng 10km/giờ.
Vị trí tâm bão lúc 7 giờ ở vào khoảng 19 độ Vĩ Bắc; 117,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 770km về phía Đông. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định: Phía Bắc vĩ tuyến 17,0N; phía Đông kinh tuyến 113,5E.
Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết với các điều kiện hiện khí quyển hiện tại như gió, khí áp và nhiệt độ nước biển ở khu vực Biển Đông ở mức 30-31o độ thì cơn bão này vẫn có thể mạnh lên.
Dự báo trong 24-72 giờ tới, bão số 3 sẽ đi vào vùng biển ngoài khơi phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), có thể đạt cường độ cấp 14 và gió giật cấp 17.
Chính vì vậy cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 3 gây ra trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông được Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia nâng lên cấp 4.
Theo thông tin từ VnExpress, các đài khí tượng quốc tế đều nhận định bão sẽ đi qua khu vực phía bắc đảo Hải Nam rồi vào bắc vịnh Bắc Bộ. Dù chịu ma sát với đảo, cường độ bão chỉ giảm 1-2 cấp. Đài khí tượng Nhật Bản cho biết bão đang mạnh 126 km/h, trước khi vào đảo Hải Nam tăng lên 180 km/h.
Đài Hong Kong đưa ra nhận định bão sẽ tiến sát đảo Hải Nam với sức gió 175 km/h, khi vào vịnh Bắc Bộ giảm còn 155 km/h.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, giải thích bão liên tục tăng cấp là do khu vực bão đi qua đang có điều kiện khí quyển như gió, khí áp, nhiệt độ thuận lợi.
Hiện ảnh vệ tinh cho thấy đường kính vành đĩa mây bão rất lớn, phạm vi ảnh hưởng rất rộng. Mây bão đậm đặc, mắt bão bắt đầu xuất hiện.
Do ảnh hưởng của Yagi, vùng biển phía đông bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 16, sóng biển cao 7-9 m. Ngày 5-6/9, bão ở phía bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17, sóng biển cao 9-11 m.
Trong công điện gửi hầu hết tỉnh, thành miền Bắc, Thanh Hóa - Quảng Ngãi sáng 3/9, Thủ tướng yêu cầu các địa phương kiểm đếm, rà soát tàu thuyền, chủ động phương án cấm biển. Trên đất liền, các địa phương tổ chức sơ tán người dân khỏi nhà yếu, có nguy cơ ngập sâu.
Các tỉnh, thành miền núi được yêu cầu di dời, sơ tán dân khỏi khu vực nguy hiểm; đảm bảo an toàn hồ chứa, giao thông và sẵn sàng phương tiện cứu hộ khi có yêu cầu. Các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Công Thương theo chức năng quản lý triển khai các biện pháp ứng phó.
Từ đầu năm, Biển Đông có hai cơn bão, trong đó bão Prapiron vào Quảng Ninh ngày 23/7, gây mưa lớn cho hầu hết miền Bắc, làm 14 người chết, 5 người mất tích tại TP Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Giang.