Trong những trường hợp dưới đây, thay vì đóng các loại bảo hiểm cho người lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương.

Q.A (t/h) 07:52 13/08/2022

Khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 quy định các trường hợp không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như sau:

(1) Người giúp việc gia đình

(2) Người đi làm đang hưởng lương hưu hằng tháng

(3) Người đi làm nhưng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cấp xã tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP 

(4) Người đi làm đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng

(5) Người đi làm đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động

(6) Người đi làm là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động 2012, người lao động không thuộc đối tượng tham gia >bảo hiểm xã hội bắt buộc,> bảo hiểm y tế bắt buộc,> bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Theo Nhã Mi/Tổ Quốc