Rất nhiều mẹ bầu mắc các sai lầm này mà không hề biết rằng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não và cân nặng của thai nhi.
Sai lầm khiến thai nhi chậm phát triển
1. Nhịn ăn khi ốm nghén
Ốm nghén là hiện tượng phổ biến ở bà bầu, tùy theo cơ địa, một số bà bầu sẽ ốm nghén nhẹ, một số ốm nghén nặng. Theo đó, rất nhiều bà bầu đã nhịn ăn để phản đối các cơn ói. Đây chính là hành động sai lầm khiến người mẹ khi mang thai trong 3 tháng đầu có nguy cơ bi thiếu chất, mệt mỏi, thai nhi chậm phát triển.
Để giảm cơn ốm nghén, bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu, tránh các thực phẩm dễ gây kích thích và ói.
2. Ăn quá nhiều
Bên cạnh những bà bầu ăn ít thì một số bà bầu lại ăn quá nhiều. Đây chính là lí do khiến bà bầu tăng cân "chóng mặt" trong thai kỳ. Ăn quá nhiều dẫn tới thừa chất, tích mỡ và béo. Theo các bác sĩ, ăn không kiểm soát không hề tốt cho bà bầu và thai nhi. Thai nhi cũng sẽ béo lên giống mẹ và có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, huyết áp, tim mạch từ trong thai kỳ. Đồng thời, thai nhi quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc sinh nở ở bà bầu.
3. Ăn nhiều đường
Bà bầu ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây ra tình trạng béo phì, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, khó sinh… Bên cạnh đó, >mẹ bầu có lượng đường trong máu cao sẽ làm hệ miễn dịch yếu hơn, dễ nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
4. Bổ sung thừa canxi
Bổ sung canxi là rất cần thiết trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bổ sung quá nhiều canxi sẽ dẫn đến tình trạng thừa canxi, gây ra các dị tật không đáng có như trẻ sinh ra sớm đóng thóp, xương hàm nhô, động mạch chủ thu nhỏ… Do đó, bà bầu chỉ nên bổ sung lượng canxi vừa đủ. Lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu tăng từ 800mg trong ba tháng đầu đến 1.200 mg trong ba tháng cuối thai kỳ.
5. Cung cấp thiếu hoặc thừa protein
Protein là thành phần >dinh dưỡng rất quan trọng đối với bà bầu, giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển hoàn thiện. Nếu thiếu protein, thai nhi sẽ kém phát triển. Còn nếu cung cấp thừa protein dễ khiến bà bầu mắc chứng chán ăn, khó hấp thu dinh dưỡng hoặc cơ thể sinh ra hydrogen sulfide, histamine và một số hợp chất khác… khiến thai nhi chậm phát triển.
6. Bồi bổ nhiều thực phẩm có tính “nóng”
Nhiều bà bầu có quan niệm phải bổ sung thật nhiều dưỡng chất, nên ăn cả những thực phẩm có tính “nóng” như nhân sâm, nhãn, đào, vải, mận, ổi… Nhưng chúng không hề tốt cho bà bầu, gây ảnh hưởng xấu đến hệ timmạch, gia tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé. Không những vậy, một số thực phẩm còn gây ra nguy cơ sảy thai và sinh non cho bà bầu.
7. Uống nhiều trà
Trà chứa chất oxy hóa rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên trà lại khiến cho cơ thể nhanh chóng đào thải sắt ra ngoài. Trong khi đó, sắt là khoáng chất rất quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Thiếu sắt, bà bầu sẽ luôn mệt mỏi, kém ăn, da dẻ xanh xao, đau đầu, chóng mặt, riêng thai nhi có thể chậm phát triển não, khuyết tật ống thần kinh.
Bà bầu có thể uống trà nhưng chỉ nhâm nhi một tách nhỏ và 1 tuần chỉ cần uống 2 - 3 lần là được.
8. Ăn đồ lạnh
Thức ăn có vị mát lạnh luôn có sức hút mạnh mẽ nhất là trong những ngày nắng nóng. Thế nhưng chúng lại sản sinh một lượng progestogen lớn dưới tác động của nhau thai và khiến cho cơ trơn của dạ dày giảm hiệu quả hoạt động khiến nhu động ruột yếu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ làm cho mẹ bầu ăn uống không ngon mà còn gây ra trướng bụng.
9. Hay ăn vặt
Khi mang thai, bà bầu thường cảm thấy rất thèm ăn những món vặt và thường ăn nhiều, bởi nghĩ mình cần bổ sung chất cho cơ thể. Tuy nhiên, những món đồ ăn vặt thường chứa nhiều đường, dầu mỡ và ít dưỡng chất. Ăn vặt nhiều khiến mẹ luôn trong trạng thái no và ăn ít hơn trong bữa chính, dẫn đến thai nhi bị thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng. Chính vì thế, mẹ bầu nên thường xuyên tự nhắc nhở bản thân về dinh dưỡng trong thai kỳ, để em bé phát triển khỏe mạnh.