Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới rồi, chúng ta hãy cùng điểm qua hành trình phát triển và ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 trong bài viết dưới đây nhé.
Không chỉ những người từng ngồi trên ghế nhà trường mới nhớ tới 20/11 – ngày tôn vinh các nhà giáo Việt Nam, mà cả những người đã từng tiếp nhận kiến thức, từng được một người đi trước chỉ bảo để phát triển ắt sẽ luôn ghi nhớ ngày lễ này. Để chào mừng 20/11 sắp tới, chúng ta hãy cùng điểm qua hành trình phát triển và ý nghĩa >ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 trong bài viết này nhé.
Lịch sử hình thành ngày nhà giáo Việt Nam trước tiên phải kể đến mốc thời gian thành lập Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE) vào tháng 7 năm 1946.
Trong suốt các thời kỳ hoạt động, FISE đã có rất nhiều đóng góp giúp nền giáo dục của các nước thành viên phát triển tiến bộ. Trong đó, vào năm 1949, tại hội nghị chung được tổ chức ở thủ đô Ba Lan, Liên hiệp này đã thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo” với nội dung gồm 15 chương, tập trung chính vào việc đấu tranh chống lại nền giáo dục tư sản, phong kiến, loại bỏ những hủ tục và xây dựng nền giáo dục tiên tiến.
Trong đó, nhiệm vụ bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, cũng như đề cao vị trí và trách nhiệm của nghề dạy học, nhà giáo được đặt lên hàng đầu.
Từ năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức là thành viên của FISE. Sau kỳ họp năm 1957 tại Ba Lan, Liên đoàn FISE quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Và Việt Nam bắt đầu tổ chức kỷ niệm ngày lễ này vào năm 1958 ở phía Bắc. Từ đó trở đi, >ngày 20/11 được tổ chức định kỳ hàng năm như để tôn vinh những người làm nghề dạy học và giảng dạy trên khắp Việt Nam.
Những năm tiếp đó, ngày lễ được này tổ chức ở cả các tỉnh thành phía nam. Nhưng truyền thống tặng hoa và chúc mừng chưa xuất hiện ngay thời kỳ đó. Chỉ có một số lượng tuần san được xuất bản đặc biệt nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu và lao động sản xuất. Mãi tới khi thống nhất, ngày lễ này trở thành một truyền thống quan trọng trong ngành giáo dục. Các hoạt động tri ân được phát triển và phổ biến hơn sau thời kỳ đó.
Ý nghĩa ban đầu của ngày 20 tháng 11 là tôn vinh những người làm nghề dạy học và giảng dạy trên khắp cả nước, đồng thời động viên tinh thần vừa dạy học, vừa kháng chiến của các giáo viên, học sinh trong suốt thời kỳ này.
Tiếp tục tinh thần đó, mỗi dịp 20 tháng 11 là ngày để tôn vinh các thầy cô giáo và những người đã truyền thụ tri thức tới lớp trẻ đất nước. Vào thời kỳ khó khăn, các hoạt động tổ chức chưa được sôi nổi và phong phú, nhưng sau này ngày nhà giáo Việt Nam đã được tổ chức ngày một trang trọng và ý nghĩa hơn, đi kèm với nhiều hoạt động tri ân thầy cô của học sinh như tặng hoa, tặng quà, gửi những lời chúc tốt lành. Đây cũng là lúc để ngành giáo dục đánh giá lại các hoạt động giáo dục để cải thiện và chỉnh đốn những vấn đề chưa tốt.
Dần dần, 20/11 nhanh chóng trở thành ngày hội ý nghĩa của toàn quốc. Trở thành những dấu mốc mang đậm tính nhân văn, thể hiện đúng tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
>>> Xem thêm:
- Cách làm quà tặng thầy cô 20/11 sáng tạo và ý nghĩa nhất!
- Gợi ý 15 món quà tặng thầy cô ý nghĩa nhất ngày 20/11
Với tình hình phát triển của đất nước và >đời sống nhân dân ngày càng đi lên, các hoạt động kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 cũng diễn ra ngày càng sôi nổi và mang tính dấu ấn hơn. Thông thường, ở các trường học sẽ diễn ra các buổi lễ Meeting (buổi gặp mặt) để thể hiện sự tôn vinh đến các thầy cô giáo. Các hoạt động diễn văn nghệ, hội thi, trò chơi sẽ được tổ chức nhằm giao lưu giữa học sinh và giáo viên. Ngoài ra, các em học sinh thường tặng những bó hoa, món quà và gửi những lời chúc cho những người cô, người thầy kính yêu của mình.
Mỗi năm tại các trường học thường tổ chức một buổi meeting nhằm tri ân các thầy cô và tạo cơ hội giao lưu giữa thầy cô và học trò. Đoàn trường của các trường học sẽ tổ chức các cuộc thi văn nghệ giữa học sinh để biểu diễn trong ngày lễ kỷ niệm, vừa giúp các hoạt động trong nhà trường sôi nổi, vừa thể hiện tình yêu thường của học sinh tới quý thầy cô của mình.
Để cảm ơn những công sức to lớn mà người thầy, người cô đã dành trao cho các học sinh của mình, 20/11 là thời gian để các học trò thể hiện tình cảm với các thầy cô bằng những bó hoa tươi thắm, món quà xinh tươi và thật nhiều lời chúc tốt lành. Từ đó khiến các thầy cô giáo cảm thấy mình được quan tâm và yêu thương nhiều hơn, cho họ thêm động lực để tiếp tục phấn đấu trên con đường dạy học.
Đây vừa là hoạt động nhằm tôn vinh ngày 20/11, vừa giúp các đoàn trường khuấy động phong trào của học sinh và giáo viên trường. Thi làm báo tường và cắm hoa thường được diễn ra giữa các chi đoàn hoặc các cá nhân của mỗi chi đoàn, những lớp đoạt giải sẽ cộng thêm điểm thi đua cho lớp. Vì vậy sẽ thúc đẩy tinh thần thi đua giữa các lớp và hoạt động hướng dẫn định hướng của các thầy cô. Đồng thời đây cũng là lúc để tình cảm và sự gắn bó của giáo viên và học sinh được phát triển thêm.
Các trò chơi giao lưu giữa giáo viên và học sinh sẽ được tổ chức để tạo cơ hội giao lưu trong nhà trường. Các trò chơi phổ biến như kéo co, đá cầu, cầu lông,…giữa các cá nhân, đội nhóm trong trường sẽ khiến không khí của ngày 20/11 thêm phần sôi nổi.
Ngày 20/11 hằng năm thường là dịp để nhìn kỹ hơn các hoạt động dạy và học ở các trường trên phạm vi toàn quốc. Để khích lệ sự phấn đấu của đội ngũ giáo viên, các cuộc thi giáo viên giỏi thường được tổ chức để tìm ra những giáo viên giỏi và tôn vinh sự cống hiến cho nghề giáo dục của họ. Từ đây, ý nghĩa nhân văn của ngày 20/11 sẽ càng sâu sắc khi thành công tri ân cũng như ghi nhớ những thành tích của các thầy cô giáo xuất sắc.
Ngòi bút lời văn xưa nay luôn là phương tiện sắc bén để mô tả và lưu trữ những giá trị cuộc sống. Cuộc thi viết về người giáo viên và ngành giáo dục là hoạt động vô cùng ý nghĩa nhằm thể hiện công ơn lớn lao của những người truyền thụ tri thức, dìu dắt nên tương lai đất nước. Ngoài ra, đây còn là cơ hội lưu trữ những hình ảnh người thầy, người cô và ký ức đáng nhớ trong ngành giáo dục.
Trang trí lớp học thường được tiến hành trong suốt 1 tuần trước ngày 20/11 nhằm tạo không khí và trang hoàng lớp học chờ đón ngày lễ lớn. Các giáo viên khi bước vào lớp học được trang trí và dọn dẹp đẹp đẽ sẽ cảm thấy mình được quan tâm và trân trọng hơn. Đồng thời cũng giúp các học sinh có ý thức tự giác “>làm đẹp” cho lớp học của chính mình.
Tính đến này, qua rất nhiều năm, ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là một điều không cần chứng minh quá cầu kỳ và phúc tạp nữa. Tất cả chúng ta đều ghi nhớ và ý thức được những giá trị nhân văn của dịp lễ này. Ngày 20/11 đã đang và sẽ được tiếp tối đến nhiều thế hệ sau như một dấu mốc truyền thống thể hiện đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.