Điểm chuẩn năm 2022 của nhóm ngành Công nghệ thông tin ghi nhận những con số kỷ lục, thậm chí là cao nhất trong không ít trường đại học.
Từ ngày 15/9 - 17/9, sau nhiều lần lọc ảo thì các trường đại học đã công bố điểm chuẩn đại học năm 2022. Đúng như dự đoán, điểm chuẩn đại học 2022 phân hóa mạnh ở nhiều ngành, nhóm ngành, chủ yếu do biến động về phổ điểm và chỉ tiêu.
Nhìn chung, đa số ngành học "hot", được ưa chuộng trong các năm qua vẫn có điểm chuẩn ở mức cao, còn những ngành năm ngoái lấy điểm chuẩn thấp thì năm nay không có quá nhiều thay đổi, thậm chí còn giảm điểm.
Theo ghi nhận, có nhiều ngành/nhóm ngành điểm chuẩn ở ngưỡng "chạm trần", đặc biệt ở những ngành khối C. Đối với điểm chuẩn của năm nay, nhiều thí sinh có thể trượt đại học dù đã đạt 9 điểm/môn.
Năm 2022, nhóm >ngành công nghệ thông tin (>CNTT), >khoa học máy tính lên ngôi khi điểm chuẩn tăng mạnh (2 - 3 điểm) so với năm 2021.
Ngành xét theo khối A00 có điểm trúng tuyển lọt top là Công nghệ Thông tin của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội ở mức 29,15, tăng 0,4 điểm so với năm ngoái. Ngành này năm nay có 120 chỉ tiêu, nhưng chỉ dành 24 chỉ tiêu xét theo điểm thi tốt nghiệp.
Như vậy, thí sinh muốn đỗ vào khoa Công nghệ Thông tin của trường phải đạt ít nhất 9.716 điểm/môn, nếu không có điểm cộng. Có thể thấy, đây là mức điểm số không hề thấp.
Ở một số trường đại học khác, tuy mức điểm chuẩn trúng tuyển thấp hơn nhưng công nghệ thông tin vẫn là ngành có điểm chuẩn cao nhất như ở trường Đại học Mở TP.HCM, Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM...
Đối với Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), điểm chuẩn thấp nhất là ngành Hệ thống thông tin chương trình tiên tiến với mức 26,2 điểm. Hai ngành điểm chuẩn từ 28 trở lên gồm Trí tuệ nhân tạo và Kỹ thuật phần mềm.
Công nghệ thông tin vốn là ngành học có mức điểm chuẩn cao vượt trội trong những năm gần đây, thậm chí vượt qua một số ngành "hot" thuộc khối Công an, Quân đội hay Y Dược.
Công nghệ thông tin được mệnh danh "vua của các ngành". Điều này đã chứng minh được phần nào "độ hot" của nghề tại thị trường Việt Nam, cũng như thế giới hiện nay.
Do đặc thù đào tạo liên ngành giữa điện tử viễn thông và công nghệ thông tin, sinh viên Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có một ưu thế vượt trội mà sinh viên các ngành khác không có được, đó là cơ hội nghề nghiệp được mở rộng gấp đôi.
Theo thống kê từ Bộ thông tin và Truyền thông, trung bình mỗi năm thị trường Việt Nam tăng khoảng 13% nhu cầu tuyển dụng trong ngành công nghệ thông tin. Sự phát triển của khoa học công nghệ khiến cho rất nhiều đơn vị hoạt động về nhiều mảng khác nhau trong thị trường công nghệ thông tin rộng lớn hiện nay. Điều này tạo nên cơ hội việc làm hấp dẫn đối với rất sinh viên mới ra trường.
Cơ hội việc làm không chỉ giới hạn trong nước mà còn mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Dựa trên mục tiêu và sứ mệnh của trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Công nghệ thông tin xây dựng mục tiêu bao gồm:
- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin và Máy tính chất lượng cao ở trình độ đại học và sau đại học;
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học – công nghệ tiên tiến trên cơ sở phát huy thế mạnh về Khoa học Cơ bản và Công nghệ Thông tin và Truyền thông;
- Tiên phong tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới, đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước.
Do đó, những bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng để mở ra những cơ hội mới trên thị trường lao động.
Báo cáo Hướng dẫn lương 2022 của Adecco Việt Nam vừa đưa ra con số choáng ngợp về mức lương 'khủng' của ngành công nghệ thông tin, cao nhất là 400 triệu đồng và thấp nhất là 15 triệu đồng.
Với sinh viên thực tập hoặc mới ra trường, lương khởi điểm trong khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng.
Với nhân viên IT, lương trung bình có thể dao động trong khoảng 10 – 25 triệu đồng/tháng và có xu hướng tăng dần theo thời gian, kinh nghiệm, năng lực.
Với các vị trí Manager hoặc Director, mức lương thường được tính bằng đô – la Mỹ (USD), dao động khoảng 30 – 66 triệu đồng/tháng.
Trước đà phục hồi và tăng tốc trở lại của nền kinh tế nhờ chuyển đổi số và đổi mới sản phẩm, các tài năng công nghệ có tay nghề cao sẽ dẫn đến cuộc chiến cạnh tranh nhân lực gay cấn nhất dành cho các công ty công nghệ.
Theo thống kê, có tới 89% nhân sự công nghệ thông tin nhảy việc vì "lương cao hơn", trở thành nguyên nhân các doanh nghiệp liên tục đưa ra chế độ đãi ngộ, phúc lợi hậu hĩnh nhằm mời gọi và "giữ chân" người tài...
Tổng hợp
CEO Emwear: "Tay mơ" khởi nghiệp vì không có gì để mất, nuôi giấc mơ sản xuất thời trang không có hàng tồn kho ở Việt Nam!