Sau vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng, nhiều người rủ nhau kiểm tra thẻ, tài khoản và phát hiện vẫn bị trừ phí kể cả khi tài khoản 0 đồng và không giao dịch. Khách hốt hoảng thấy mình nợ hàng triệu đồng.
Theo thông tin từ VNExpress, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), nói tại buổi họp báo kinh tế, xã hội TP HCM, chiều 21/3.
Chính sách lãi, phí của thẻ tín dụng được ngân hàng xây dựng dựa trên thông lệ thị trường, xét đến yếu tố cạnh tranh và phù hợp nhu cầu của khách hàng.
Trong vụ khách hàng nợ thẻ tín dụng gần 9 triệu thành nợ xấu hơn 8,8 tỷ đồng, ông Vũ cho hay theo quy trình xử lý nợ thẻ quá hạn, cán bộ phụ trách phải căn cứ vào quá trình nợ để đề xuất lãnh đạo mức lãi, phí phù hợp. Mức phí này cần được trình cấp lãnh đạo duyệt, rồi mới gặp hoặc thông báo với khách hàng.
Tuy nhiên, trường hợp khách hàng Phạm Huy Anh, cán bộ thực hiện đã máy móc chưa làm theo quy trình này nên chắc chắn sẽ không có khoản nợ 8,8 tỷ đồng như vừa qua.
Trước đó, trong thông cáo báo chí phát ra cách đây một tuần Eximbank khẳng định cách tính lãi, phí là hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận giữa họ và khách hàng theo hồ sơ mở thẻ có đầy đủ chữ ký ngày 15/3/2013. Phía ngân hàng cũng cho rằng gần 11 năm qua, đã nhiều lần thông báo và làm việc trực tiếp tuy nhiên "khách hàng vẫn chưa có phương án xử lý nợ".
Cũng tại họp báo, ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng nhà nước, chi nhánh TP HCM, cho biết Eximbank đã báo cáo về trường hợp khách hàng nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng sau 11 năm.
Theo ông Tuấn, Eximbank đã tính lãi kép, tức lãi chồng lãi. Một số đơn vị phát hành thẻ tín dụng cũng áp dụng cách tính này. Tuy nhiên, mức lãi suất, phí, lãi phải được tư vấn đầy đủ cho khách hàng, đảm bảo biến động số dư tài khoản được thông báo bằng email, tin nhắn.
Sau vụ việc này Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các chi nhánh, tổ chức tín dụng rà soát lại những khách hàng, chủ thẻ không sử dụng, làm việc, thống nhất với họ để tránh trường hợp tương tự.
Trước đó, theo thông tin từ báo Dân trí, ông P.H.A tại Quảng Ninh sử dụng thẻ tín dụng của Eximbank và nợ hơn 8,5 triệu đồng vào năm 2013, đến năm 2023 khoản nợ này tăng lên thành hơn 8,83 tỷ đồng , trong đó phần nợ lãi là hơn 8,8 tỷ đồng, và 8,5 triệu đồng là nợ gốc.
Ông H.A nói từ năm 2013, ông nhờ một nhân viên làm việc tại chi nhánh Eximbank ở Quảng Ninh đăng ký mở một thẻ tín dụng. Nhưng thực tế sau đó, ông không được nhận thẻ tín dụng này và không phát sinh chi tiêu.
Đến năm 2017, khi đến một ngân hàng khác vay vốn, ông mới được nhân viên thông báo phát sinh nợ xấu tại Eximbank và không được vay vốn. Khi đó, ông mới biết mình nợ tín dụng.
Trong 5 năm đó, ông cũng không nhận được bất kỳ thông báo nào từ phía Eximbank kể cả bằng văn bản rằng ông bị nợ xấu. Ông khẳng định chữ ký trong biên lai hai giao dịch đều không phải của mình.
Về phía Eximbank, ngân hàng lại cho biết cách tính lãi, phí này hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng theo hồ sơ mở thẻ có đầy đủ chữ ký ngày 15/3/2013.
Ngân hàng cho biết, ông P.H.A phát sinh 2 giao dịch thanh toán vào các ngày 23/4/2013 và 26/7/2013 tại một điểm chấp nhận giao dịch. Từ ngày 14/9/2013, khoản nợ thẻ nêu trên đã nợ chuyển thành nợ xấu, thời gian quá hạn phát sinh đến thời điểm thông báo là gần 11 năm. Tuy nhiên, ông P.H.A lại nhấn mạnh rằng những chia sẻ từ phía ngân hàng là không chính xác.