Đầu năm mới có rất nhiều điều nên và không nên làm, nhằm cầu chúc cho một năm mới bình yên và nhiều may mắn.
Tất đến xuân về đang được ngược từng ngày, mỗi năm, cứ tới dịp này, nhà nhà người người đều háo hứng và bắt đầu lên kế hoạch để tạm biệt năm cũ và chào đón một năm mới sắp đến. Không chỉ trang trọng ở khâu chuẩn bị, nhiều gia đình còn đặc biệt chú trọng vào những nghi thức đầu năm, nhằm cầu chúc cho một năm mới yên bình và nhiều may mắn. Cụ thể về những điều nên làm và không nên làm vào những ngày đầu năm như nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Theo quan niệm dân gian, dưới đây là những điều nên làm đầu năm để gặp thật nhiều may mắn và phú quý:
Tục lệ lì xì đầu năm là một phong tục đẹp có từ lâu đời, nhằm chúc cho người nhận gặp may mắn, phát đạt, sức khỏe, tiền tài và may mắn. Những phong bao lì xì được ông bà trao tặng cho con, cháu, người thân và ngược lại.
Hái lộc đầu năm là một tục lệ đẹp, điều này tượng trưng mang những chồi lộc, sự sinh sôi nảy nở về nhà. Nếu như hợp tuổi với gia chủ, bạn còn có thể đem những cành lộc này tới gia đình và dành tặng gia chủ những lời chúc cho một năm mới an lành và tràn đầy phúc lộc.
Người ta vẫn có câu: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", mua muối đầu năm chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình.
Đầu tiên, tập tục không thể thiếu mỗi khi xuân về là đi chợ Tết mua hoa cảnh. Nếu như ở miền Nam, người dân đón Tết với cái nắng xuân ấm áp và những cành mai tươi tắn sắc vàng thì ở miền Bắc vẫn có những bông hoa đào khoe sắc thắm để xua tan cái không khí lạnh lẽo xứ Bắc.
Với quan niệm rằng sau đêm giao thừa nếu hoa trổ bông có nhiều cánh kép, ba lớp trên đài và mang hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Nỗi lo sợ, lo lắng đều được xem là những năng lượng xấu. Tết là thời điểm để ăn mừng, do đó hãy giải phóng bản thân khỏi mọi lo toan, mọi nỗi giận trong năm cũ để đón một năm mới tốt lành hơn, tránh để cho những năng lượng không tốt ảnh hưởng đến vận may đầu năm.
Con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng chạp để sửa sang, dọn dẹp, bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên về với con cháu. Nhiều người tin rằng làm như thế, tổ tiên đã khuất sẽ phù hộ độ trì, ban nhiều may mắn cho con cháu.
Bên cạnh những điều nên làm, thì cũng có những việc mà chúng ta tuyệt đối không nên làm vào đầu năm như:
Người xưa cho rằng quét nhà là việc đại kỵ trong ngày Tết nhất là vào ngày mồng 1. Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân, gia đình sẽ bị xui xẻo. Tục này bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc ghi trong “Sưu thần ký”. Theo đó, tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm do người ta sợ hót mất thần tài ẩn trong đó đổ đi, sự làm ăn trong năm tới sẽ không phát đạt được.
Ngày mùng 1 Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa đỏ là may mắn, nên khi cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may, như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió,…
Theo quan điểm tâm linh của người Việt, cắt tóc hay móng tay, móng chân vào ngày mùng 1 đầu năm sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi tóc hay móng tay, móng chân là bộ phận của con người, không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong những ngày đầu năm mới.
Với người Việt Nam, màu đen – trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ
Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kỵ.
Trên đây là tổng hợp những điều nên làm và những điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm được lưu truyền từ bao thế hệ nay. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, các độc giả sẽ tham khảo được thêm những lưu ý hữu ích, để chuẩn bị cho một năm mới vẹn toàn nhất sắp tới nhé!