Trả góp là hình thức thanh toán quen thuộc, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn để sở hữu những sản phẩm giá trị cao hoặc vượt khả năng chi trả trong một lần thanh toán. Bài viết sau sẽ giúp bạn tận dụng ưu điểm của hình thức này để chi tiêu hiệu quả hơn cho những sản phẩm cần thiết.
Điều đầu tiên cần nhớ trước khi mua >trả góp chính là chỉ mua sản phẩm dựa trên nhu cầu. Hãy tự hỏi bản thân xem đây có phải sản phẩm cần phải sở hữu trong thời điểm hiện tại hay không? Bạn có nhu cầu sử dụng hết công năng của sản phẩm đó hay không?
Chẳng hạn bạn đang rất thích mẫu laptop vừa mới ra mắt với cấu hình mạnh, chạy được nhiều ứng dụng cùng lúc thì việc mua và thay thế chiếc laptop cũ “chậm chạp” hiện tại để phục vụ công việc là cần thiết. Nhưng trong trường hợp bạn chỉ dùng laptop để >giải trí tại nhà như xem phim, nghe nhạc, coi youtube,... thì hãy cân nhắc chọn các mẫu laptop cấu hình nhẹ nhàng hơn để tốn ít chi phí hơn.
Khi mua sắm, đặc biệt với những sản phẩm giá trị cao sẽ có nhiều người dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến từ những người xung quanh. Dù bạn hoàn toàn có thể sở hữu những sản phẩm tốt với chi phí được chia nhỏ qua hình thức trả góp thì vẫn cần phải cân nhắc để tiền của bạn được sử dụng hiệu quả.
Nguồn ảnh: 123rf.com
Chẳng hạn như khi mua sắm tại các cửa hàng điện máy, nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình mua hàng. Ngoài việc tư vấn, cung cấp thông tin, những nhân viên sale tại cửa hàng sẽ có xu hướng giới thiệu những sản phẩm mới, với mức giá thường nằm ngoài ngân sách dự tính của bạn. Với những ưu điểm của sản phẩm cùng sự tư vấn nhiệt tình của nhân viên sale mà nhiều bạn quyết định mua dù nhiều tính năng có thể bạn sẽ không sử dụng đến.
Vì thế, bạn có thể tìm hiểu trước sản phẩm tại nhà và chỉ chọn sản phẩm cần mua để được tư vấn thêm, hoặc chọn hình thức tự mua sắm không cần đến sự hỗ trợ từ nhân viên.
Theo các chuyên gia tài chính, dù mỗi người có nhu cầu chi tiêu khác nhau nhưng nên thiết lập và tuân theo một quy tắc quản lý tài chính để chi tiêu hiệu quả. Bên cạnh đó các quy tắc này cũng giúp bạn nắm được các khoản thu chi và điều chỉnh ngân sách nếu có thêm các khoản trả góp hằng tháng.
Điển hình như bạn đang áp dụng quy tắc 50-20-30, cụ thể là 50% thu nhập sẽ dành cho các chi tiêu thiết yếu như tiền nhà, hóa đơn điện nước, thực phẩm, đi lại,... Khoản tiền tiếp theo là 30% thu nhập sẽ dành cho nhu cầu về giải trí như đi xem phim, ăn uống cùng bạn bè, du lịch, mua sắm. Khoản tiền còn lại là 20% sẽ dành để tiết kiệm, đầu tư tích lũy hoặc phát triển bản thân. Khi cần mua sản phẩm cần thiết và sử dụng hình thức trả góp, bạn có thể quyết định giảm nhu cầu giải trí xuống còn 10% và dành 20% để chi trả định kỳ. Hoặc sử dụng chi phí tiết kiệm, tích lũy đầu tư để đầu tư cho bản thân bằng cách mua các sản phẩm cần thiết, phục vụ công việc và cuộc sống của bạn.
Mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ trả góp sẽ có những quy định về thời hạn thanh toán, lãi suất, các khoản trả trước hay các mức phí khác nhau. Do đó việc tìm hiểu kỹ các thông tin này sẽ giúp bạn chọn được đơn vị phù hợp với ngân sách của bản thân. Bạn có thể tham khảo thông tin tại website của đơn vị trả góp hoặc tìm thông tin trên các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội để hiểu rõ hơn về đơn vị cung cấp dịch vụ.
Một trong những ứng dụng giúp người dùng tiếp cận hình thức mua trước trả sau, mua trả góp đang được chú ý hiện nay phải kể đến Kredivo. Thông qua ứng dụng Kredivo, bạn có thể mua trước trả sau với gói dịch vụ lên đến 25 triệu đồng cùng kỳ hạn thanh toán linh hoạt 30 ngày, 3 tháng 0% lãi suất; hoặc trả góp 6 tháng, 12 tháng với lãi suất cạnh tranh.
Ứng dụng Kredivo
Ưu điểm khi mua trước trả sau thông qua Kredivo chính là bạn không cần trả trước, toàn bộ chi phí sẽ được trả sau theo kỳ hạn bạn đã lựa chọn. Khi đã có tài khoản Kredivo, bạn có thể sử dụng để mua trước trả sau tại các đơn vị như FPT Shop, CellphoneS, S52, Mytour, Gotadi, Divui, FoodMap, TERRISA, Happy Skin, Haravan, Xinh Tuoi Online, Divui, Act Gold, Anh Khoi Kids, Mypham.vip, Mỹ Phẩm N… và nhiều đơn vị khác.
Hy vọng với bài viết trên đây bạn đã có những thông tin hữu ích để mua sắm và chi tiêu, không chỉ với hình thức trả góp mà với các phương thức thanh toán thông thường khác.