Vào ngày 22/8, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh người phụ nữ bế con gái, ngồi trên nắp capo ô tô cãi nhau với người đàn ông, khiến nhiều người xót xa.

Minh Thư (TH) 10:55 23/08/2023

Theo thông tin từ VietNamNet, vào ngày 22/8, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh người phụ nữ bế con gái, ngồi trên nắp capo ô tô cãi nhau với người đàn ông, khiến nhiều người xót xa.

Cụ thể, dựa vào lời kể của chủ nhân đoạn clip, hai người trong clip được cho là vợ chồng. Người vợ bế con gái đi từ quê nhà Đồng Tháp đến tỉnh Bình Dương để tìm chồng. Trong đoạn clip, người phụ nữ nói: "Anh bảo vệ người ta, anh có bảo vệ vợ anh không? Vì người phụ nữ đó mà anh đánh em, bao nhiêu năm tình nghĩa với anh. Em sẵn sàng ký giấy ly hôn, nhưng em muốn ra đây nói chuyện!". Nhìn thấy người phụ nữ cùng con không bước xuống mặc cho bản thân nài nỉ, người đàn ông đành bất lực đứng nhìn.

Toàn bộ sự việc được người dân xung quanh ghi hình lại và đăng tải lên mạng xã hội. Đoạn clip đã thu hút hàng trăm nghìn lượt tương tác, cùng nhiều bình luận phẫn nộ dành cho người đàn ông.

Vợ bế con ngồi trên nắp capo ô tô khi chồng ngoại tình - Ảnh: Báo Dân trí

Theo thông tin từ báo Dân trí, chuyên gia tâm lý Hồng Hương (thường trực tại Thư viện lưu trú - Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam) cho biết, việc người vợ mang theo con khi đi bắt ghen chồng ngoại tình, được xem như một bản năng của con người. "Khi một người cảm thấy người mình yêu đi với người khác, họ sẽ hiểu bản thân không còn sức ảnh hưởng nữa. Vì vậy, người phụ nữ trong đoạn clip mang đứa bé theo để tự tạo cảm giác an toàn. Bởi đứa bé sẽ có sức ảnh hưởng đối với người bố, làm cho người bố cảm thấy tội lỗi, dằn vặt", vị chuyên gia nói.

Bà Hương cho rằng, đứa bé trong trường hợp này được xem như "đồng minh" của người vợ. Đứa bé cũng là lá chắn cho mẹ, bởi người phụ nữ nghĩ rằng, nếu mang con theo thì chồng sẽ không thể đụng chạm đến mình. Đồng thời, người phụ nữ cảm giác đứa con sẽ là thứ đánh dấu chủ quyền trước mặt nhân tình trong ô tô. Tuy nhiên, dù bất cứ lý do nào, vị chuyên gia nhấn mạnh hành động mang con theo là không nên.

Nếu cả hai không còn tình cảm hay có mâu thuẫn thì chỉ nên giải quyết riêng. Bởi nếu trẻ chứng kiến sự việc, chúng sẽ bị ám thị các định kiến xã hội vào bố. Một khi tình cảm giữa bố và con bị sứt mẻ, đứa trẻ không còn tự hào về bố nữa thì đó là thương tổn rất sâu sắc trong tâm hồn", bà Hương chia sẻ.

Không những vậy, việc phải đứng giữa bố và mẹ sẽ khiến trẻ bị mâu thuẫn nội tâm. Sau này, những hệ lụy có thể kể đến như sợ các mối quan hệ khác giới, sợ kết hôn, rối loạn lo âu,

 

Minh Thư (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe