Canh cải thìa là món ăn đơn giản, dễ thực hiện lại rất tốt cho sức khỏe, giúp giải nhiệt hiệu quả. Dưới đây là cách nấu món canh cải thìa thơm ngon cho bạn tham khảo.
Canh cải thìa là món canh quen thuộc và thường được chế biến trong các bữa cơm gia đình. Cải thìa chứa nhiều chất >dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, canh cải thìa rất dễ thực hiện và có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu canh cải thìa thơm ngon. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nấu canh cải thìa thơm ngon ngay tại nhà nhé.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Nấu canh cải thìa
Bắc nồi lên bếp với một ít dầu, đun nóng dầu rồi cho hành tím cắt lát mỏng vào phi thơm. Khi hành tím đã thơm thì cho thịt băm vào xào săn rồi cho tiếp tôm vào.
Tiếp theo đó, bạn cho nước vào nồi đun sôi thì thả rau cải vào, nêm 1 muỗng canh hạt nêm + 1 muỗng canh muối + 1 chút xíu bột ngọt và một chút tiêu xay để có mùi thơm. Chờ nước sôi thì nêm nếm lại cho vừa ăn, thêm hành lá vào rồi tắt bếp.
Canh cải thìa thịt băm rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần dành ít thời gian là sẽ có ngay món cải giải nhiệt, bổ dưỡng.
Lưu ý khi nấu canh cải thìa
Có 2 điều quan trọng khi nấu món canh cải thìa là rau phải còn xanh và không có mùi hôi của thịt khi nấu chung.
Đầu tiên, khi cho rau vào thì bạn không nên đậy nắp nồi lại vì như vậy hơi sẽ không thoát ra được, rau sẽ bị úa vàng, không đẹp mắt. Thứ hai là phải rửa thịt thật kỹ, đảm bảo không có mùi khi nấu.
Cải thìa là nguồn thực phẩm có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư rất tốt. Bạn càng sử dụng nhiều cải thìa trong chế độ ăn hàng ngày thì sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong cải thìa có chứa nhiều rất nhiều chất glucosinolates (chống lại các yếu tố gây ung thư) và phytoalexin (chất kháng độc thực vật) được gọi là brassing. Ngoài ra, cải thìa cung cấp hàm lượng chất Beta carotene dồi dào, đây là hợp chất chống oxy hóa được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người rất hiệu quả.
Trong cải thìa có chứa rất nhiều chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa và phòng ngừa bệnh táo bón hiệu quả.
Chất Beta carotene có trong cải thìa mang đến nhiều tác dụng tốt cho đôi mắt của bạn. Giúp phòng ngừa thoái hóa hoàng điểm ở mắt.
Cải thìa có chứa hàm lượng chất potassium và canxi dồi dào, giúp kích thích nhịp tim hoạt động tốt và hạ huyết áp cao. Ngoài ra, cải thìa còn chứa lượng sodium thấp nên có tác dụng giảm thiểu mức độ huyết áp cao.
Cải thìa chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và ít calo nên rất tốt cho người đang giảm cân. Việc tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ giúp bao tử no lâu và hạn chế nạp thêm calo, như vậy ăn cải thìa mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu lượng calo hấp thụ vào cơ thể.
Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ nhiều axit folic trong thực đơn ăn hàng ngày để phòng ngừa khuyết tật cho thai nhi. Cải thìa chính là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều axit folic, phụ nữ nên ăn thường xuyên trong quá trình mang thai và sau sinh. Những phụ nữ đang cho con bú cũng nên ăn nhiều rau cải thìa để có nhiều sữa hơn.
Lượng vitamin C dồi dào trong cải thìa có tác dụng kích thích phát triển hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và sự lây nhiễm bên trong cơ thể.
Trên đây là hướng dẫn nấu canh cải thìa thơm ngon cho bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của cải thìa đối với sức khỏe cũng như thực hiện thành công món canh này.