Người Việt thường có thói quen đi lễ chùa đầu năm mới để cầu cho gia đình cũng như bản thân. Để việc đi chùa thêm ơn ít cần chú ý tránh 4 điều.

Quỳnh Anh (T/h) 07:05 21/02/2024

Phần lớn nhiều người đi >lễ chùa đầu năm theo truyền thống gia đình, từ đời này qua đời khác, những người đi chùa trở thành thói quen có thể diễn ra hàng ngày. Phong tục lễ chùa đầu xuân tuân theo quy luật của tự nhiên: Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng có nghĩa là mùa Xuân sinh trưởng, mùa Hạ tăng trưởng, mùa Thu thâu rút lại, mùa Đông ẩn tàng, chất chứa.

Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống văn hóa của người Việt

Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn >tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh.

Việc đi lễ chùa đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Vì vậy, đầu năm 2024 muốn đi lễ chùa hành hương cần lưu ý một số điều sau để có chuyến đi thuận lợi, trọn vẹn.

Ảnh: LangthangHN

Sắm sửa lễ vật

Người đi chùa nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương (nhang), hoa quả, bánh oản (bánh in - gần giống một loại bánh nếp, bánh đậu xanh), xôi, chè... Chốn chùa linh thiêng, cần hạn chế sử dụng đồ mặn làm lễ, nhằm tránh mang theo oán niệm từ các sinh linh động vật bị giết hại.

Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè... không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả...

Ảnh: LangthangHN

Sắm sửa lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu... không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Cách xưng hô khi đi lễ trong chùa

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch Thầy... và xưng mình là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca.

Nếu nhà sư đó là Thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là Thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là Thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Lưu ý trang phục khi đi lễ chùa

Tuyệt đối không mặc đồ hở hang đồ có thể nhìn xuyên thấu.

Không nên diện những trang phục sành điệu để đi chùa chẳng hạn như quần bó sát, quần giả váy… có thể nó không hở hang nhưng lại gây phản cảm cho người nhìn.

Không mặc quần lửng, mặc váy, quần tất lưới đi chùa vì vừa mất mỹ quan lại thiếu sự tôn kính ở nơi thờ phật.

Đi lễ chùa nên ăn mặc kín đáo, giản dị, có thể là pháp phục càng tốt... để không phạm vào bất kính với Phật đường khiến công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch các đồ tế khí, sờ tượng Phật…

Ảnh: FB Hồng Phượng

Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa

Điều kiêng kỵ mà nhiều nhà sư thầy nhắc nhở là việc đi chùa luôn xuất phất tại tâm. Để tỏ lòng thành kính khi bước chân vào chùa chúng ta không nên tự ý chụp ảnh, quay phim một cách tùy tiện.

Tuyệt đối không được tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Và cũng không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

Theo Hoàng Ly/Gia đình Việt Nam
Tags