Thiên tai đã khiến 33 người chết, mất tích; gần 150 nhà sập đổ, hơn 7.600 nhà hư hỏng; 36.470ha lúa, hoa màu và hơn 700 ha cây trồng khác ngập úng. Ước tính tổng giá trị thiệt hại hơn 210 tỷ đồng.
Theo thông tin từ báo Dân Trí, theo thông tin từ Cục Quản lý đê điều và phòng chống >thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính từ đầu năm đến 19/6, cả nước chịu ảnh hưởng của 1 trận áp thấp nhiệt đới; 16 trận mưa lớn, ngập úng,> lũ quét, sạt lở đất; 120 trận giông lốc, sét, mưa đá; 2 đợt rét đậm, rét hại...
Thiên tai đã khiến 33 người chết, mất tích; gần 150 nhà sập đổ, hơn 7.600 nhà hư hỏng; 36.470ha lúa, hoa màu và hơn 700 ha cây trồng khác ngập úng. Ước tính tổng giá trị> thiệt hại hơn 210 tỷ đồng.
Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Kạn, từ 17 đến 19/6, ảnh hưởng của mưa to kèm theo lốc, sét đã làm 1 người chết, 1 người bị thương (tại Sơn La).
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên ngày 20/6 có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.
Ngày 21/6, dự báo có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.
Bên cạnh đó, ngày và đêm 20/6, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 80mm. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Theo thông tin từ báo Thanh Niên, nhằm ứng phó với diễn biến của thiên tai trong thời gian tới, theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cần tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cũng như người dân, cộng đồng; xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đặc biệt, đẩy mạnh xã hội hóa trong việc lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, trạm theo dõi mưa, mực nước, camera giám sát hồ chứa. Tăng cường rà soát, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước. Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai.
Trong đó, tuyên truyền, phổ biến các quy định, kiến thức liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chú trọng vai trò, sự vào cuộc của cơ quan báo chí, truyền thông, các nhà mạng nhằm chủ động ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.