Vô thường, tâm vô thường, thế sự vô thường,... là một trong những định nghĩa nổi tiếng của Phật Giáo nói chung. Bạn hiểu như thế nào về sự vô thường?

09:18 16/09/2021

Đâu đó trong >cuộc sống này ta thường hay nghe về sự >vô thường, tâm vô thường, hay thế sự vô thường. Nếu bạn hay đi chùa hoặc nghe thuyết pháp Phật Giáo bạn cũng từng nghe đến sự vô thường. Khi bạn chán nãn hoặc gặp điều không may mắn thì người ta thường nói cuộc sống này vốn dĩ vô thường. Vậy vô thường là gì ? Và nó có ý nghĩa gì với cuộc sống chúng ta ? Bài viết này tôi đã tổng hợp lại và giúp bạn hiểu rõ và sâu hơn về vô thường.

Vô thường là gì và ý nghĩa của nó là gì ? Ảnh mình họa: internet. 

 

Vô thường là gì?

Vô thường nghĩa là không có gì có thể kéo dài và trường tồn mãi mãi. Tất cả sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều vĩnh viễn không ở yên trong một trạng thái duy nhất mà luôn biến chuyển, thay đổi liên tục. Con người cũng thế cũng sẽ trải qua quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử.  Cuộc đời con người nay còn mai mất không ai biết trước được điều gì.

Tất cả mọi thứ đều tồn tại dựa trên sự tương tác, trao đổi, phụ thuộc và chuyển từ dạng này sang dạng khác. Không có bất cứ điều gì tồn tại được một cách độc lập.

Trong Đạo Phật thì đây là một trong những học thuyết nền tảng, là thành phần có vai trò vô cùng quan trọng đối với Tam pháp Ấn. Cụ thể chính là vô thường, khổ và vô ngã.

Theo kinh điển thì thuyết này khẳng định toàn bộ sự sống không hề có sự ngoại lệ. Tất cả mọi thứ đều cần có điều kiện. Hơn nữa, mọi thứ đều không bền vững, không tồn tại mãi mãi mà chỉ là thoáng qua. Tất cả mọi thứ, từ vật chất cho tới tinh thần đều chịu sự chi phối, ảnh hưởng của thời gian. 

Theo nghĩa từ điển.

Từ vô trong vô thường có nghĩa là không, hoặc là không thật. Từ thường được hiểu với ý nghĩa bền vững hoặc thường còn. Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì vô thường chính là không bền vững. Cuộc đời của chúng ta một chuỗi sự thay đổi, biến động không ngừng. Chính vì vậy, nhà Phật luôn nói đời là vô thường.

Vô thường tác động như thế nào tới cuộc sống của chúng ta?

Nó tạo sự ảnh hưởng thông qua quá trình sinh lão bệnh tử, vòng luân hồi. Sẽ không có thứ gì tồn tại mãi, tất cả đều phân rã. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể thoát khỏi những điều này. Và con đường duy nhất chính là Niết Bàn.

Thế giới mà con người đang sống chỉ là thế giới hiện tượng. Nó không tồn tại mãi mà có thể thay đổi, với sự hỗn tạp. Và những người mắc kẹt trong thế giới này chính là những người đang sống trong đau khổ. Nỗi khổ nảy sinh do chúng ta lệ thuộc vào những mong muốn tầm thường. 

Bên cạnh đó, vô thường cũng có mối quan hệ với học thuyết vô ngã. Đức Phật đã dạy, tất cả các đối tượng vật chất, tinh thần đều không tồn tại vĩnh viễn. Nguyên nhân gây ra sự khổ đau chính là do tham ái, chấp trước.

Ý nghĩa vô thường trong Phật giáo

Vô thường thường diễn ra theo 4 giai đoạn chính với các sự vật: Thành (Hình thành, sinh ra) -> Trụ (Tồn tại, hoạt động) -> Hoại (Hao mòn, lão hóa) -> Không (Mất đi, tiêu hủy). Đối với hiện tượng thì vô thường theo 4 giai đoạn là:  Sanh -> Trụ -> Dị -> Diệt. 

Nó giống như một con sóng ngoài biển khơi, khi sóng nhô lên là Thành (sanh) -> sóng lên cao khỏi mặt nước là Trụ -> hạ thấp xuống thì là Hoại (dị) và cuối cùng mất hẳn thì chính là Không (diệt). Điều này giống như con người, không ai có thể thoát khỏi quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử. 

Giống như câu nói của triết gia Heraclitus về quy luật biến đổi của vạn vật: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.

Cuộc sống giống như dòng sông, mọi khoảnh khắc sẽ liên kết để tạo thành dòng chảy không ngừng. Dòng sông hôm nay và hôm qua không giống nhau, thậm chí ngay cả các thời điểm cũng có sự khác biệt. Cuộc sống cũng như vậy, liên tục thay đổi mỗi phút, mỗi giây.

Vô thường là sự thật không thể thay đổi, điều thực sự tồn tại chính là những khoảnh khắc ở hiện tại. Bởi vì hiện tại chính là kết quả của quá khứ và hiện tại chính là khởi nguồn của tương lai.

Vô thường trở thành nội dung quan trọng, trung tâm của giáo lý đạo Phật. Đức Phật dạy rằng, “Bất cứ cái gì vô thường đều dẫn đến khổ đau; tự ngã cũng như vậy”. Quan sát, nhận thức, thấu hiểu về vô thường để tìm ra liệu pháp thích hợp giúp con người thực sự giải phóng khỏi tiến trình vô thường khổ vô ngã này.

 

Thế sự vô thường là gì?

Thế sự vô thường có nghĩa là hoàn cảnh, xã hội, sự vật, tự nhiên xung quanh chúng ta luôn thay đổi không ngừng.

Lịch sử chính là minh chứng rõ ràng nhất của sự vô thường. Xã hội loài người đã trải qua biết bao biến đổi từ thời kỳ nguyên thủy sơ khai đến chế độ phong kiến, nô lệ, tư bản chủ nghĩa và xã hội  ngày nay.

Tâm vô thường là gì?

Tâm vô thường chính là tâm luôn luôn thay đổi, có lúc vui lại có lúc buồn. Chúng ta thường cho rằng những suy nghĩ lộn xộn, linh tinh là tâm của mình nhưng thật chất nó chỉ là tâm hư vọng chứ không phải tâm chân thật. Cũng bởi vì là hư vọng, ảo ảnh không có thật cho nên nó cũng bị luật vô thường chi phối và ảnh hưởng. 

Vì vậy, bạn có thể tự cảm thấy tâm niệm của mỗi người chúng ta thường thay đổi rất nhanh chóng tùy theo sự tác động và chi phối từ ngoại cảnh, xã hội, con người đem lại. Tiêu biểu như một phút trước bạn còn thấy vui vẻ nhưng một phút sau lại cảm thấy buồn bã, chán nản, cũng bởi vì nghĩ tới chuyện này chuyện kia.

Nhân sinh vô thường là gì?

Chúng ta thường nói “nhân sinh vô thường”, “vô thường một kiếp nhân sinh” có nghĩa là đời người không có gì bất biến mà luôn thay đổi.

Cuộc đời vô thường, con người và vạn vật hình thành bởi nhân duyên, tồn tại theo quy luật vô thường: Thành – Trụ – Hoại – Diệt hay Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Mọi thứ tồn tại đều là tạm bợ, chuyện tụ – tán, gặp gỡ – ly biệt đều là tự nhiên, không nên quá để tâm, vui buồn vì chuyện được – mất.

Chính vì sự sống có giới hạn, cuộc đời là vô thường, không biết trước điều gì sẽ xảy ra nên chúng ta càng phải biết cách trân trọng mỗi khoảnh khắc, sống sao cho có ích và có ý nghĩa, thay vì để cuộc đời héo mòn, trôi qua vô nghĩa.

Hoàn cảnh vô thường là gì?

Hoàn cảnh vô thường là hoàn cảnh, sự vật, tự nhiên, xã hội xung quanh mỗi con người chúng ta luôn luôn thay đổi không ngừng. Ví dụ về xã hội có sự thay đổi liên tục và thường xuyên từ sang đến hèn trong vận mệnh của mỗi con người hoặc sự phát triển về chế độ, lịch sử...Nó cũng giống như cây cối, núi non mãi mãi không thể trường tồn như thuở ban đầu. 

Đời là vô thường là gì?

Sự sống có giới hạn, vì vậy chúng ta cũng có quyền sống sao cho thật có ích, thật có nghĩa và có cuộc đời thật đẹp. Vì đời là vô thường, không biết được điều gì sẽ xảy đến, có người giàu lên cũng sẽ có người nghèo đi, có người sinh ra cũng có kẻ mất đi, có người hạnh phúc cũng có kẻ đau khổ,... tất cả đều không biết trước được, cũng không vì điều gì mà dừng lại.

Vì vậy, thay vì để nó héo mòn và trải qua một cách vô nghĩa để rồi vào lãng quên, hãy lựa chọn một cuộc đời thật đẹp, mỗi người đều có quyền được hạnh phúc và vui vẻ theo cách có ý nghĩa nhất đúng không?

Ý nghĩa của vô thường trong cuộc sống

“Kiếp luân hồi có sinh có diệt

Đời vô thường giả tạm hư không

Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”

An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi”.

Thấu hiểu và thực hành sống theo quy luật vô thường, chúng ta sẽ ý thức được rằng thời điểm hiện tại và những điều đang có là quý giá, cần phải trân trọng, giữ gìn và nuôi dưỡng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng tránh được trạng thái chán nản, tuyệt vọng khi thấy hiện tại không diễn ra theo ý muốn, mọi thứ là vô cùng nên ngày mai sẽ có sự thay đổi, chuyển hóa.

Khi biết vạn vật vô thường, chúng ta sẽ giữ được tâm thái bình thản và an nhiên khi đối mặt với sự thay đổi của những tình huống bất ngờ, với sự chia ly, xa cách về tình cảm hoặc vật chất. Con người cũng giữ vững được cái tâm, loại bỏ tham ái, dục vọng, không sa vào những thứ tầm thường, dung tục tạm bợ mà tìm thấy niềm vui thực sự trong tâm hồn, niềm hạnh phúc chân chính.

Đồng thời, biết đến luật vô thường giúp ngăn chặn những người thường mải mê chạy theo dục vọng, tội lỗi để phục vụ cho thú vui nhất thời hoặc để níu giữ của cải, địa vị...

Đời là vô thường chính là quy luật của tự nhiên, chúng ta không thể làm trái quy luật này mà phải tuân theo.

10 cách để giúp cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn 

  1. Lao động chân tay: Bạn có thể làm vườn, nấu ăn, thiết kế...miễn bạn vui là được 
  2. Tập cách “Hướng vào điều tốt”
  3. Đừng cầu toàn
  4. Thôi quan tâm người khác nghĩ gì
  5. Tham gia các hoạt động ngoài trời
  6. Cân đối thời gian hợp lý
  7. Tham gia hoạt động từ thiện
  8. Đừng sợ thất bại
  9. Bỏ lại sau lưng sự chỉ trích
  10. Đừng ăn một mình

 

Hiểu vô thường để giảm bớt những đau khổ

Trong thế giới của vô thường, Đức Phật đã nói rằng đau khổ không phải là đặc tính. Nó chỉ phát sinh khi chúng ta bám víu lấy nó. Nếu buông bỏ, không bám víu vào nó nữa thì chúng ta tự khắc thoát khỏi được đau khổ. Không bám víu sẽ giải thoát được sự đau khổ. Thế nhưng hãy nhớ, đây không phải là cách để chúng ta thoát khỏi thế giới.

Để giảm sự bám víu và lệ thuộc, hãy nhìn thẳng vào bản chất tạm thời của những thứ đó. Điều này sẽ giúp chúng ta thấy được sự vô vọng của việc tìm kiếm hạnh phúc trong vô thường. Ngoài ra, nó cũng tạo động lực để hiểu tại sao chúng ta lại bám víu.

Chúng ta có thể  hiểu thêm vô thường là gì qua 3 cách. Đầu tiên là sự hiểu biết rõ về vô thường. Tiếp theo là sự hiểu biết với cái nhìn sâu sắc hơn, thấy được bản chất. Và cuối cùng là thấy được vô thường. Làm được cách cuối cùng chúng ta có thể được giải phóng.

Có người nghĩ rằng vô thường khiến chúng ta trở nên bi quan và mất đi những điều mà chúng ta yêu quý. Nếu đã như vậy, mục đích, động lực sống của chúng ta là gì? Thế nhưng ở khía cạnh khác, hãy nhìn một cách sâu sắc. Chúng ta sẽ thấy được vô thường là sự cứu rỗi.

Hôm nay bạn có thể thấy chán nản. Thế nhưng với sự vô thường, ngày mai có thể bạn sẽ thấy mọi thứ tuyệt vời hơn. Là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào cách mỗi người hiểu nó. Kinh nghiệm của con người không có sự tương ứng cùng bản chất thật của vũ trụ. Thực tế sẽ có rất nhiều điểm khác với ý tưởng của chúng ta về nó.

Ngoài sự hiểu biết bình thường, chúng ta có thể thiền định để cảm nhận được sự vô thường. Cùng chánh niệm quan sát sâu sắc, bản thân chúng ta sẽ thấy mọi thứ trong luồng chuyển động.

 Hiểu được vô thường cuộc sống sẽ bớt đau khổ. Ành: internet.

 

Lợi ích của thực tập quán vô thường

Một khi thực hành quán vô thường, chúng ta sẽ thấy rõ được vô thường. Và khi đã thấy rõ thì chúng ta sẽ ý thức được ở thời điểm hiện tại, những điều chúng ta đang có đều vô cùng quý giá. Vì vậy chúng ta cần trân trọng, gìn giữ và nuôi dưỡng nó.

Bên cạnh đó, thực tập quán vô thường cũng giúp ta tránh được trạng thái tuyệt vọng, chán nản khi thấy những điều ở hiện tại không diễn ra theo ý muốn. Mọi thứ là vô cùng, khi biết chuyển hóa thì ngày mai sẽ có sự thay đổi.

Khi thấy vạn vật vô thường, ta sẽ giữ vững được cái tâm trước sự thay đổi của những tình huống bất ngờ, loại bỏ hoàn toàn tham ái. Tâm tịnh sẽ không đi tìm những thứ tầm thường, dục lạc tạm bợ mà thay vào đó là hạnh phúc chân thực.

Cuối cùng, quán chiếu về vô thường cũng giúp diệt trừ sự si mê. Chúng ta sẽ không cảm thấy chán ghét mọi vật. Thay vào đó là cảm nhận, tiếp xúc bằng tuệ giác, không phụ thuộc, không tham đắm.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ vô thường là gì? Hãy sống tích cực, loại bỏ tham sân si và những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Trân trọng hiện tại để có được tương lai tốt đẹp.

Nguồn tổng hợp internet và Phật Giáo Việt Nam.