Măng tây là một nguồn cung cấp folate tốt, giúp làm giảm homocysteine, một chất có liên quan đến bệnh tim và đột quỵ.
Mọi người đều cần bổ sung axit folic, bởi nó có thể thúc đẩy phát triển của tế bào, trì hoãn sự lão hóa của não,> cải thiện trí nhớ, duy trì sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Măng tây được ví như “vua của các loài rau”, bởi ngoài hàm lượng axit folic dồi dào, nó còn giàu protein, chất xơ, nguyên tố vi lượng, vitamin và các chất >dinh dưỡng khác.
Măng tây rất bổ dưỡng, đặc biệt là hàm lượng axit folic trong nó đặc biệt cao, gấp 20 lần cần tây. Hiện tại là thời điểm giao mùa, sức đề kháng của cơ thể tương đối yếu, bạn có thể ăn một ít >măng tây, vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa xua tan mệt mỏi.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), mỗi chén măng tây nấu chín có 3,6 gam chất xơ và 4,3 gam protein. Vì vậy nó giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu về chất xơ và ăn đủ chất đạm lành mạnh.
Măng tây chứa nhiều chất xơ, ít calo, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, giảm cân, duy trì cân nặng ổn định. Ngoài ra, măng tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Nó rất giàu kali và chất xơ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn măng tây cũng cung cấp cho cơ thể một lượng polyphenol, saponin và anthocyanin. Đây là các hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ và tăng cường >sức khỏe.
Măng tây được coi là một loại rau không chứa tinh bột, không có tác động lớn đến lượng đường trong máu như các loại rau khoai tây và ngô.
Một chén măng tây nấu chín chỉ có 7 gam carbohydrate so với 31 gam carbohydrate có trong 1 chén khoai tây luộc, một loại carb giàu tinh bột. Một nửa lượng carbohydrate trong măng tây đến từ chất xơ, một hợp chất thực vật khó tiêu hóa ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn các loại carbohydrate khác.
Những người muốn giảm cân và kiểm soát bệnh tiểu đường được khuyến khích nên ăn măng tây. Bên cạnh đó, chất kali trong măng tây giúp giảm huyết áp cao, còn hàm lượng chất xơ của nó làm giảm cholesterol LDL là những yếu tố nguy cơ gây ra cao huyết áp và bệnh tim mạch.
Ăn nhiều măng tây có thể kiểm soát huyết áp. Măng tây còn được xem là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên nhờ các hợp chất thực vật, vitamin và khoáng chất cũng như kali.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, một chén măng tây nấu chín có 9% giá trị kali đáp ứng đủ cho mỗi ngày, một khoáng chất giúp giảm căng thẳng trong thành mạch máu và giảm tác dụng tăng huyết áp của natri.
Là một loại rau giàu chất xơ và protein, măng tây có thể giúp tăng cảm giác no sau khi ăn. Vì đạm và chất xơ tiêu hóa chậm, dẫn đến cảm giác no kéo dài.
Măng tây là một trong những nguồn folate tự nhiên cao nhất. Chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai và nó quan trọng đối với sự phát triển ống thần kinh ở thai nhi đang phát triển.
Măng tây có thể hỗ trợ quá trình >giải độc tự nhiên của cơ thể. Bởi vì, nó chứa các chất chống oxy hóa dồi dào.
Măng tây có các hợp chất như quercetin và glutathione giúp trung hòa các độc tố có hại trong cơ thể và hỗ trợ chức năng gan khỏe mạnh.
Măng tây là một nguồn folate phong phú, một loại vitamin B giúp giảm mức homocysteine trong máu, một hợp chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.