Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Internal Meddicine, những người uống 2 tách trà đen mỗi ngày có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn người không uống.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét báo cáo của Ngân hàng Sinh học Anh về 85% trong 500.000 nam giới và phụ nữ độ tuổi 40-69 thường xuyên uống trà. Trong số đó, 89% nói rằng họ hay uống trà đen. Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2006-2010 và theo dõi kết quả trong hơn một thập kỷ.
Fernando Rodriguez Artalejo, giáo sư Y tế dự phòng và Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Tư thục Madrid, gọi nghiên cứu này là "một bước tiến đáng kể".
"Báo cáo cho thấy việc thường xuyên uống trà đen (loại trà được tiêu thụ rộng rãi nhất ở châu Âu) có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là tử vong do bệnh tim mạch ở người trung niên, chủ yếu người da trắng và người trưởng thành", GS Artalejo cho hay.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dù họ có pha thêm đường, sữa hay uống trà ở mọi nhiệt độ thì những người uống 2 tách trà đen trở lên có nguy cơ tử vong thấp hơn từ 9-13% so với những người không uống. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa đó là cách uống trà lành mạnh nhất. Inoue-Choi, người đứng đầu nghiên cứu cho biết các chuyên gia sức khoẻ đặc biệt khyến khích bạn hạn chế sử dụng đường và các chất béo bão hoà như sữa khi sử dụng trà.
Có tác dụng tuyệt vời như vậy nhưng đây không phải là đồ uống phù hợp với tất cả mọi người, trong đó 4 nhóm người sau đây nên cẩn trọng hoặc không nên uống:
Bệnh nhân loét dạ dày
Những người bị loét dạ dày, loét tá tràng tốt nhất là không nên uống trà, đặc biệt là không uống trà đặc hoặc uống trà khi bụng rỗng.
Trà có chứa caffeine và axit tannic sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thúc đẩy tiết acid dạ dày, và do đó sẽ làm tăng khả năng làm cho vết thương loét hơn. Nếu bạn thường xuyên uống trà đặc, nó có thể dẫn đến bệnh ác tính, làm trầm trọng tình trạng bệnh.
Người bị mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh
Caffeine có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh trung tâm. Nếu người nào thường có các triệu chứng như mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh, những người nhạy cảm với caffeine nên ngừng uống trà hoặc cà phê sau 3 giờ chiều, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
Người mắc chứng loạn nhịp tim
Chất caffeine trong trà có thể làm cho nhịp tim đập nhanh hơn, gây ra chứng nhịp tim đập nhanh và thậm chí là đánh trống ngực, điều này là một mối đe dọa tiềm tàng đối với bệnh nhân bị bệnh tim mạch và mạch máu não.
Nếu một số người thường xuyên gặp phải chứng rối loạn nhịp tim, hoặc đặc biệt nhạy cảm với trà và cà phê, uống trà trong khi dạ dày trống rỗng có thể gây chóng mặt, tim đập nhanh và các triệu chứng khác, tăng gánh nặng lên tim, và làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Bệnh nhân gout
Sự tấn công của bệnh gout không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây đau nhức khó ngủ vào ban đêm. Kiểm soát axit uric, kiểm soát chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm chứa nhiều purin, axit tannic, hải sản là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh này. Bên cạnh đó, trà có chứa một số tannin nhất định, nếu uống trà khi đang bị đau sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Theo CNN