Vốn được biết đến với nguồn dưỡng chất dồi dào, trứng cá có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số đối tượng nên hạn chế ăn, tránh ăn quá nhiều nếu không muốn tăng thêm một số rắc rối cho bản thân.
Mới đây, đã xảy ra vụ việc ngộ độc do ăn phải trứng cá. Theo thông tin từ Báo CAND cho hay, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận và điều trị cho 6 người bị ngộ độc sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn.
Được biết, trứng cá được dùng để nấu với mẻ. Những người ăn thịt cá hấp thì không có biểu hiện bất thường về >sức khỏe. Tuy nhiên, 6 người ngồi ăn cùng mâm, vừa ăn cá hấp, đồng thời ăn trứng cá nấu mẻ thì xuất hiện triệu chứng bất thường sau 3-4 giờ ăn.
Nguyên nhân ban đầu được biết, trứng và ruột của cá sấu hỏa tiễn chứa chất độc và độc chất này tác động trực tiếp lên hệ tiêu hóa, thần kinh và tim mạch của con người. Trên thực nghiệm các nhà khoa học cho chuột ăn trứng cá sấu hỏa tiễn thì chuột bị chết. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn trứng cá sấu hỏa tiễn và các bộ phận xung quanh trứng cá.
Đối tượng không nên ăn trứng cá quá nhiều
Trứng cá là món ăn được ưa thích ở rất nhiều nơi trên thế giới do có hương vị thơm ngon mà lại chế biến được thành nhiều món ăn hấp dẫn. Không những thế, trứng cá còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Một lượng trứng cá tương đương với một muỗng canh có khoảng 19 - 40 calo, giúp bổ sung năng lượng cho các hoạt động thường ngày của cơ thể. Trong trứng cá còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi như protein, chất béo, sắt, vitamin…
Với rất nhiều chất >dinh dưỡng thì trứng cá rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng cần nên ăn với khẩu phần phù hợp. Người trẻ tuổi nên ăn một khẩu phần ăn từ 100 - 200g trứng cá mỗi tuần. Người lớn tuổi không nên ăn quá nhiều trứng cá vì trong trứng cá có chứa cholesterol, không nên ăn quá 100g trứng cá mỗi tuần.
Tuy nhiên, một vài đối tượng sau cần chú ý không nên hoặc giảm tiêu thụ trứng cá nếu không muốn gặp các chuyển biến xấu đến sức khỏe.
- Là một trong những loại thức ăn dễ gây dị ứng nên người mắc bệnh ung thư tuyệt đối không nên ăn. Người đang mắc các chứng viêm nên ăn ít. Theo đó, những người thường xuyên có biểu hiện mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa da, nôn ói, phù nề, hắt hơi nhiều, khó thở do co thắt khí phế quản, tụt huyết áp, sốc phản vệ là bị dị ứng. Viêm là một phần bình thường và tự nhiên của phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm kéo dài hoặc mãn tính có thể dẫn đến những tác động xấu. Viêm mãn tính thường liên quan tới các rối loạn miễn dịch. Viêm cấp tính là một phần bình thường của quá trình chữa bệnh và có thể xảy ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc thậm chí là một vết cắt nhỏ trên da.
– Người có tuổi không nên ăn quá nhiều trứng cá vì nó chứa nhiều cholesterol làm tăng huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp nếu không được điều trị sẽ khiến tim làm việc nặng nề, mệt mỏi, áp lực tác động lên thành mạch máu lớn, làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa mắt... Cụ thể, huyết áp cao ảnh hưởng đến não bộ của người bệnh.
- Người bị rối loạn tiêu hóa: Với những bệnh nhân đang rối loạn tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu, đau bụng và sốt. Không những thế, người bị biếng ăn, bụng đầy hơi làm cho cuộc sống hằng ngày gặp nhiều phiền toái. Những người rối loạn tiêu hóa ăn cá nhiều sẽ khiến bệnh không thuyên giảm, ngược lại bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn do cá chứa nhiều đạm.
Người bị rối loạn tiêu hóa nên uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia 6-8 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng. Cũng có thể thay thế bằng nước khoáng có nhiều kali và magie thì càng tốt.
Hai bộ phận của cá không nên ăn
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin trên Zing News, ngoài việc cẩn trọng với một số đối tượng, hai bộ phận độc của nội tạng cá cũng không nên ăn. Theo đó, ruột và mật là 2 bộ phận cần loại bỏ khi ăn thịt cá.
“Về nguyên tắc, không nên ăn ruột cá. Thứ nhất, bởi cá sống dưới nước và ăn rất nhiều loại chất tạp. Chúng đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Do đó, cá khả năng chứa rất nhiều chất bẩn. Thứ hai, ruột cá rất có khả năng nhiễm ký sinh trùng, trứng giun, trứng sán rất lớn, đặc biệt là giun xoắn. Loài giun này thường cuộn chặt trong các ổ tròn có đường kính nhỏ không màu hoặc các ấu trùng màu đỏ rất khó phát hiện bằng mắt thường. Tựu chung, ruột chính là bộ phận bẩn nhất của cá. Vì thế, khi cá bị vỡ ruột, cá thối, ươn rất nhanh”, PGS Thịnh thông tin trên Zing News.
Bên cạnh đó, mật cá là bộ phần cần cấm tuyệt đối: “Trong quá trình mổ, tất cả loại mật đều của các con vật đều không nên ăn, bao gồm cả cá. Đây là nơi cung cấp các men, enzim song đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Ăn vào, con người có thể bị trúng độc”, PGS Thịnh khuyến cáo trên Zing News.
Những biểu hiện trúng độc sau khi ăn hoặc uống mật cá thường là đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, phản ứng chậm, mắt vàng, tiểu ít, chân phù, co giật. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ tử vong.
Cục An toàn thực phẩm đã có rất nhiều khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng mật cá trắm dưới bất kỳ hình thức và mục đích nào.