Chỉ cần tiêu thụ trứng hợp lý sẽ không gây gánh nặng cho sức khỏe cũng như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Là loại thực phẩm giàu protein chất lượng cao và giá rẻ, trứng gà được tiêu thụ phổ biến trong mâm cơm của các gia đình Việt. Trong trứng có chứa các chất >dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như axit béo, lecithin, vitamin D và vitamin B12.
Tốt nhất người mắc >bệnh tiểu đường nên dùng >trứng luộc, chứ không nên ăn trứng chiên, trứng kho.
Tuy nhiên, đã có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề trứng là “chất xúc tác” khiến đường huyết tăng vọt. Liệu điều này có đúng?
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) nêu rõ, trứng là thực phẩm thích hợp cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Trứng có chỉ số đường huyết thấp có nghĩa là chúng ít ảnh hưởng hơn đến lượng đường trong máu của người bệnh.
Nhìn chung, trứng gà không phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường có ba nguyên nhân chính: Thứ nhất, tuyến tụy của con người không thể sản xuất đủ insulin. Thứ hai, tế bào không đủ nhạy cảm với insulin. Thứ ba, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
Vì vậy, không có bằng chứng cho thấy trứng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do trứng. Chỉ cần tiêu thụ trứng hợp lý sẽ không gây gánh nặng cho >sức khỏe cũng như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường ăn trứng gà cần nhớ 2 điều
1. Ăn trứng luộc, tránh chiên nướng
Tốt nhất người mắc bệnh tiểu đường nên dùng trứng luộc, chứ không nên ăn trứng chiên, trứng kho.
Bằng cách luộc, trứng sẽ giữ nguyên protein, giúp bạn no lâu mà không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Protein không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa mà còn làm chậm quá trình hấp thụ glucose.
Còn nếu trứng được chiên rán bởi dầu mỡ, hoặc được kho với đường nó sẽ gây tăng cân và làm ảnh hưởng đến đường huyết.
Các chuyên gia cho rằng nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên ăn trứng ít hơn ba quả trứng một tuần.
2. Chỉ ăn 1-3 quả/tuần
Các chuyên gia cho rằng nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên ăn trứng ít hơn ba quả trứng một tuần. Nếu bạn chỉ ăn lòng trắng trứng, bạn có thể ăn nhiều hơn.
Bệnh nhân tiểu đường cần tránh 3 món ăn
Thực phẩm giàu tinh bột
Khi bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ một lượng lớn các loại carbohydrate cao, tinh bột sẽ chuyển hóa thành glucose và đi vào máu, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ khi ăn tinh bột. Đồng thời, bạn cũng có thể ăn các loại ngũ cốc như quinoa, gạo lứt, kiều mạch để thay thế gạo.
Thực phẩm giàu calo
Bánh mì kẹp thịt, gà rán, thịt xông khói, thịt nướng.... đều rất giàu calo, nhiều cholesterol và nhiều chất béo. Năng lượng dư thừa sẽ được tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ, gây bệnh béo phì. Đối với những người béo phì không chỉ dễ mắc một số bệnh như tăng mỡ máu, cao huyết áp mà nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng đặc biệt cao. Vì vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn phải giảm tần suất ăn các loại giàu calo, đặc biệt là khi đường huyết đang tăng quá cao.
Bánh mì kẹp thịt, gà rán, thịt xông khói, thịt nướng.... đều rất giàu calo, nhiều cholesterol và nhiều chất béo.
Đồ muối chua
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ thực phẩm nhiều muối sẽ làm tăng hoạt động amylase, từ đó làm tăng nồng độ đường trong máu. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh về tim mạch và mạch máu não.
Thịt mỡ
Hàm lượng cholesterol trong thịt mỡ rất cao, không chỉ gây mất cân bằng năng lượng cho cơ thể con người, mà còn làm tăng gánh nặng cho thận và gây ra quá trình trao đổi chất bất thường. Nếu người có đường huyết cao ăn thịt mỡ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của đường huyết, tốt nhất là nên hạn chế ăn chúng.