Thanh long không chỉ tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa mắc bệnh mạn tính và lão hóa mà còn có tác dụng giảm cân, làm trắng da rất tốt cho phụ nữ..., nhưng nhiều người cần phải chú ý khi ăn.

Khánh Vy (TH) 05:00 10/10/2024

 

Quả >thanh long có vỏ màu đỏ tươi, hồng hoặc vàng với nhiều vảy mọng nước màu xanh lá cây. Tùy thuộc vào giống, phần cùi hoặc thịt của quả có màu trắng hoặc hồng, chứa những hạt đen nhỏ ăn được. Quả thanh long có kết cấu mềm và hương vị ngọt ngào giống như quả lê hoặc kiwi và thường được sử dụng làm nguyên liệu trong sinh tố hoặc salad trái cây.

Ảnh minh họa: Internet

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn loại quả này có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và thậm chí các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong thanh long còn giúp ngăn ngừa ung thư.

Lợi ích >sức khỏe của việc ăn thanh long

Giúp giảm cân: Do hàm lượng calo thấp và ít carb hơn, thanh long giúp giảm cân hiệu quả. Không chỉ vậy, thanh long còn rất giàu chất xơ tránh tình trạng ăn quá nhiều trong bữa ăn. Ngoài ra loại quả này cũng chứa một chất gọi là betacyanin giúp duy trì lượng lipid và cân nặng. Chất này cũng giúp giảm tình trạng kháng insulin và nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Chống lão hóa và ung thư: Thanh long rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như flavonoid, betacyanin và axit phenolic, hydroxycinnamates.... Những hợp chất tự nhiên này giúp bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do - phân tử có thể dẫn đến lão hóa sớm và các bệnh như ung thư, thoái hóa tế bào não, ức chế sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ.

Ảnh minh họa: Internet

Tốt cho tiêu hóa: Thanh long có chứa các prebiotics, giúp cung cấp các lợi khuẩn (probiotics) trong đường ruột. Khi cơ thể càng có nhiều prebiotics sẽ càng hỗ trợ đắc lực cho việc cải thiện sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và xấu trong hệ tiêu hóa.

Điều hòa lượng đường trong máu: Thanh long (thường là thanh long đỏ) giúp giảm tình trạng kháng insulin. Do có hàm lượng chất chống oxy hóa nên các thành phần này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cũng cải thiện tình trạng tiền tiểu đường hoặc thậm chí phát triển bệnh tiểu đường.

Giảm cholesterol: Thêm thanh long vào chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm cholesterol, một lần nữa giúp phát triển các bệnh tim mạch. Nhờ hàm lượng chất xơ cao hơn nên trái cây này giúp hấp thu cholesterol ở ruột non.

5 nhóm người nên >hạn chế ăn thanh long

Người bị tiêu chảy: Thanh long chứa một lượng đường trái cây cao, có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Do đó những người bị tiêu chảy nên hạn chế ăn thanh long để tránh làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Người bị hội chứng ruột kích thích: Chất xơ trong thanh long có thể làm tăng các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Người đang sử dụng thuốc: Một số thành phần trong thanh long có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn thanh long.

Người bệnh đái tháo đường: Mặc dù thanh long là loại quả có chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường (GL) nằm ở mức trung bình thấp, ít có nguy cơ làm đường huyết tăng cao đột biến khi được tiêu thụ ở lượng vừa phải, an toàn để bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường nhưng nếu ăn quá nhiều thanh long có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó nên kiểm soát lượng thanh long ăn vào để tránh làm tăng đường huyết.

Người có tiền sử sỏi thận: Oxalate trong thanh long có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận ở những người có nguy cơ cao. Người có tiền sử sỏi thận nên ăn thanh long với lượng vừa phải và không nên ăn thường xuyên.

Ảnh minh họa: Internet

Ăn thanh long vào thời điểm nào là tốt nhất?

Thời điểm buổi sáng được coi là thời điểm thích hợp nhất để ăn thanh long vì hệ thống tiêu hóa sẽ phân hủy đường trong trái cây một cách nhanh chóng và cung cấp đầy đủ các chất >dinh dưỡng cần thiết.

Khánh Vy (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe