Cho đến nay, ghi nhận nhiều ca trong cộng đồng ngộ độc do nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, đặc biệt, nguyên nhân được chỉ ra từ một số thực phẩm quen thuộc.
Theo thông tin từ VietNamPlus mới đây, chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An cho biết đã có kết luận về nguyên nhân 76 trẻ em mầm non ở huyện Đô Lương, Nghệ An, bị ngộ độc sau khi ăn sữa chua tại trường.
Theo đó, 76 học sinh Trường Mầm non Thuận Sơn, xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, bị ngộ độc là do nhiễm vi khuẩn S.aureus (vi khuẩn >tụ cầu vàng).
Cũng theo Báo Kinh tế đô thị, liên quan đến vụ ngộ độc tại trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên nhân khiến 72 học sinh nhập viện vào 3/2023 là do thịt gà nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.
Đây là một loại vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh và tạo ra độc tố khi thực phẩm không được bảo quản đúng cách. Chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng nguy cơ ngộ độc do tụ cầu gây ra, người dân cần tuân theo quy tắc sơ chế và chế biến thực phẩm an toàn.
Tụ cầu vàng là vi khuẩn hình cầu, tụ thành từng cụm như chùm nho, không di động. Chúng phân bố rộng rãi trong tự nhiên, thường ký sinh trên da và niêm mạc. Thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như: thịt gia súc, gia cầm, cá hoặc thực phẩm có hàm lượng nước cao, nhiều tinh bột và nhiệt độ bảo quản không đảm bảo thường dễ bị nhiễm tụ cầu vàng.
Theo đó, chuyên gia cho hay, những thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng nhất là:
- Sữa
- Thịt băm
- Thịt gia súc
- Thịt gia cầm. Nhất là khi những thực phẩm này nếu không được bảo quản hoặc bảo quản không đúng cách, để bị ôi thiu dễ nhiễm tụ cầu vàng.
Ngoài ra, một số thức ăn khác có thể được kể như: Tất cả chất đạm (có thể chế biến nấu nướng), trứng, salad (có trứng, cá ngừ, thịt gà, khoai tây, mỳ ống), các loại bánh nướng có kem, các sản phẩm từ sữa…
Ở điều kiện bình thường chúng không gây bệnh, nhưng khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, thông qua các vết thương trên da, đường hô hấp, tiêu hóa… chúng có thể gây ra các nhiễm trùng rất nghiêm trọng như: Chốc lở, viêm mô tế bào trên da; viêm tủy xương, viêm phổi, thậm chí khi chúng xâm nhập vào máu có thể bị nhiễm khuẩn huyết gây sốc hay suy đa phủ tạng và dẫn tới tử vong.
Triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng:
- Nôn mửa dữ dội do vi khuẩn giải phóng độc tố vào trong thực phẩm khiến người bệnh bị nhiễm độc.
- Bệnh nhân có thể bị sốt.
- Trường hợp nặng có thể bị tiêu chảy, choáng váng.
Đặc biệt, PGS.TS Trần Đáng cảnh báo trên Báo Kinh tế đô thị, tụ cầu vàng còn tồn tại rất nhiều trong cơ thể con người. Loại vi khuẩn này thường ẩn nấp trong mũi, miệng, mắt, tay, nách… Do đó, nguy cơ dễ nhiễm vào trong các loại thực phẩm.
Khi chế biến, chia thực phẩm, mỗi người dân phải giữ gìn vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm, đeo găng tay, khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ. Người tiêu dùng khi mua thực phẩm phải chọn cẩn thận, bảo quản để thực phẩm không bị ôi thiu, ô nhiễm. Dụng cụ chế biến thực phẩm cũng phải được giữ vệ sinh sạch sẽ.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh thông tin trên Báo Kinh tế đô thị - nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở bất cứ món ăn nào, thậm chí, cả trong nước uống.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, quá trình lựa >chọn thực phẩm dù rất tốt, tươi sống, đảm bảo ATTP nhưng vẫn có thể nhiễm vi khuẩn từ nhà bếp tới bàn ăn.