Gia vị giúp cho món ăn trở nên ngon hơn. Nhưng nếu không biết cách nêm nếm, chúng ta sẽ khiến sức khỏe của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng.
Nhiều bà nội trợ thường coi hạt tiêu là 1 loại >gia vị không thể thiếu khi nấu ăn, nhất là những món xào, nấu để tạo mùi thơm hấp dẫn. Tuy nhiên, hạt tiêu khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng bị mất đi mùi thơm. Thậm chí còn sản sinh chất độc có thể gây ra bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, việc nêm nếm quá nhiều hạt tiêu vào món ăn cũng không hề tốt. Bởi gia vị này mang tính nóng, có thể dẫn đến đau bụng hoặc các hiệu ứng đường tiêu hóa khác. Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa càng nên hạn chế ăn hạt tiêu.
2. Nấu hoặc ninh nước mắm quá lâu
Trong nước mắm có chứa nhiều vị ngọt của các axit amin hoặc các chất bổ dưỡng như đạm, hay những loại vitamin A, D, B12 tạo ra trong quá trình phân hủy nguyên liệu làm nước mắm. Tuy nhiên, khi bạn đun nấu quá lâu sẽ làm mất các axit amin trong đó. Ngoài ra hương vị thơm ngon và chất đạm trong nước mắm cũng không còn được đảm bảo.
3. Thêm muối vào nồi rau luộc đang sôi
Muối là một gia vị quý, giúp thức ăn trở nên đậm đà và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, nếu ăn quá mặn sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, ung thư, tim mạch và thận... Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, người Việt hiện nay đang ăn rất mặn và ăn gần như gấp đôi lượng mặn so với khuyến cáo của WHO. Vì vậy mọi người cần hạn chế lạm dụng muối khi nêm nếm thức ăn, chỉ ăn khoảng 5gr muối mỗi ngày.
Rất nhiều chị em truyền tai nhau bí quyết để luộc rau được xanh hơn, đó là cho muối/bột canh lúc rau đang sôi. Tuy nhiên muối là chất có thể làm vỡ các tinh thể nước trong rau khi đang nấu, làm nước bốc hơi nhanh khiến rau chuyển màu thâm xỉn chỉ trong thời gian ngắn. Tốt nhất, bạn nên cho muối vào khi rau đã chín.
4. Dùng đường tinh luyện để nấu ăn và ướp các món nướng
Đường là 1 loại gia vị giúp món ăn thêm ngon hơn. Đây là gia vị được rất nhiều người yêu thích. Ở nước ta, những người dân miền Nam thường rất chuộng vị ngọt trong món ăn. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều đường gây ra thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.
Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới, người lớn chỉ nên sử dụng 25 – 50g đường tự do mỗi ngày. Còn trẻ em thì dưới 12 – 25g. Nên sử dụng đường cát, đường nâu, mật ong... để nêm nếm thay cho đường tinh luyện. Bởi 100g đường tinh luyện tương đương với 397 Kcal nạp vào trong cơ thể. Tuy nhiên với trọng lượng đó ở đường cát/đường nâu thì chỉ tạo ra 383 Kcal, mật ong là 327 Kcal.
Trong quá trình chế biến các món ăn như chiên, rán hoặc nướng, mọi người thường tầm ướp với đường. Đặc biệt là các món kho, chị em thường thắng đường để tạo nước hàng. Mọi người chú ý chỉ nên đun thực phẩm ướp đường hoặc thắng đường ở nhiệt độ từ 170 – 200 độ C. Như vậy đã đủ tạo màu sắc hấp dẫn và bắt mắt cho món ăn. Nếu đun ở nhiệt độ quá cao đường dễ bị caramen hóa làm thực phẩm có màu đen, bị đắng hoặc không giữ được hương vị ban đầu, thậm chí là nếu đường bị cháy trong quá trình nướng sẽ không tốt cho >sức khỏe.
5. Nêm mì chính khi đang nấu
Rất nhiều bà nội trợ thường thêm mì chính vào món ăn ngay lúc đang chế biến. Tuy nhiên, khi đun ở nhiệt độ cao, mì chính mất tác dụng điều vị. Chất pyroglutamate hay natri được sản sinh ra làm mất đi hương vị vốn có của món ăn.
Nhiệt độ thích hợp để hòa toan mì chính là 70-90 độ C. Khi thức ăn đã được nấu chín, hãy bắc nồi ra khỏi bếp rồi mới nêm loại gia vị này vào. Hoặc có thể hòa tan mì chính với nước ấm trước khi trộn vào thức ăn nguội.