Những loại lá mọc đầy ngoài vườn và những loại hạt sau khi ăn xong chớ vộ vứt đi, vì một trong số đó có công dụng 'thần kỳ' đến khó tin giành cho cơ thể.
Hạt đu đủ
Loại >hạt tưởng chừng chỉ là thứ vứt đi này lại rất giàu chất chống ôxy hóa, chất béo và protein. Trước đó, tạp chí Agricultural and Food Chemistry có một bài báo viết về loại hạt này, nói rằng hạt đu đủ có chứa các hợp chất có thể làm chậm sự tăng trưởng của các khối u.
Hạt đu đủ giống (những hạt đã phơi khô để làm giống) giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Chúng còn chứa hàm lượng các enzyme thủy phân cao giúp cơ thể tiêu diệt các ký sinh trùng gây hại.
Hạt me
Hạt me có thể rang, nướng, ngâm, luộc, hoặc làm nước ép. Hạt me có thể chữa ho, viêm amidan, viêm khớp, khó tiêu, tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí là ngăn ngừa ung thư ruột.
Hạt bí ngô
Phải nói ngay rằng hạt bí ngô là một trong những bộ phận quan trọng, "hiếm" và chứa nhiều dưỡng nhất. Trung bình, nửa cốc hạt bí ngô cung cấp một lượng dưỡng chất magiê nhiều hơn mức khuyến cáo mỗi ngày. Nếu không đủ magiê, cơ thể có thể mắc bệnh tim mạch, loãng xương và đau đầu.
Hạt mít
Hạt mít chứa đến 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng... và có thể phơi khô làm lương thực dự trữ. Hàm lượng protein và lipid trong hạt mít khô tuy chưa bằng gạo, nhưng hơn hẳn khoai, sắn khô. Không chỉ có tác dụng tuyệt vời với >sức khỏe, ăn hạt mít luộc còn có công dụng >làm đẹp không ngờ và giúp cải thiện chuyện phòng the rất hiệu quả.
Ở một số quốc gia châu Á, hạt mít còn là phương thuốc truyền thống được sử dụng để điều trị rối loạn tình d.ục. Chúng được xem là một loại thuốc kích dục, vì có khả năng kích thích khoái cảm trong "chuyện ấy". Hạt mít giàu chất sắt và đây là một chất> >dinh dưỡng quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tình d.ục và sinh sản.
Hạt sầu riêng
Hạt sầu riêng vốn là một trong những bài thuốc giúp trị đau dạ dày cực hiệu quả. Trong hạt sầu riêng còn có những thành phần dinh dưỡng cực dồi dào như chất béo: 0,4%; chất đạm: 3,1% và các chất khác như mangan, phốt pho, canxi, sắt, natri, kali và các vitamin B1, B2, C…
Độ nhầy trong hạt sầu riêng khá cao, đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ niêm mạc, che phủ vết loét của niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của axit và dịch vị, giúp vết loét mau lành và tránh các bệnh viêm hang vị dạ dày.
Cách dùng hạt sầu riêng để trị đau dạ dày rất đơn giản. Hạt sầu riêng rửa sạch, cho vào nồi luộc chín kỹ rồi vớt ra để ráo nước và ăn bất cứ khi nào có thể trong ngày. Kiên trì ăn hạt sầu riêng trong vòng 3 tuần, chắc chắn những vết loét dạ dày sẽ giảm đi rõ rệt.
Ngoài giúp trị đau dạ dày, bột hạt sầu riêng cũng thường được dùng trong chế biến các loại kẹo, mứt, bánh kẹo… Vì thế, từ đây về sau khi ăn sầu riêng xong nhớ mang hạt đi luộc hoặc chế biến thành các món ăn bổ dưỡng cho cả nhà dùng nhé!
Lá tầm bóp
Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, tầm bóp ở Việt Nam có rất nhiều, tuy nhiên ít được sử dụng dù có một số dược tính tốt. Chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, sau trở thành liên nhiệt đới. Nhiều người thấy tầm bóp mọc hoang khắp nơi, trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Cũng còn thấy ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tầm bóp được biết đến như loại rau dại. Lá cây tầm bóp có thể dùng để ăn lẩu, nấu canh nghêu, cua, tôm hoặc luộc xào đều rất ngon. Là một loại rau mọc dại nên tầm bóp dễ trồng, dễ sống. Người ta không phải tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc cây vẫn xanh tốt và ra nhiều trái. Vì thế có thể tận dụng khoảng đất trống trong vườn, thùng xốp hoặc chậu cây để gieo trồng tại nhà.
Lá ổi
Hầu hết các bộ phận của ổi đều có hoạt tính hóa học nên các công dụng chữa bệnh của cây ổi đến nay vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu. Trên thực tế, người ta biết nhiều về lợi ích của quả ổi, còn lợi ích của> lá ổi với sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Lá ổi có nhiều cách sử dụng khác nhau và trong lá ổi có thành phần berbagia rất cao - loại hoạt chất điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp. Khi pha với trà, lá ổi giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Một trong những lợi ích chính của lá ổi cho sức khỏe của chúng ta chính là giúp giảm cân nhanh chóng. Khi bạn uống nước lá ổi xay cùng với hoa quả khác sẽ giúp ngăn ngừa các loại tinh bột nạp vào cơ thể chuyển hóa thành đường.
Búp ổi có tác dụng trong việc làm giảm vấn đề tiêu chảy hoặc các loại đau bụng khác. Cho búp ổi và rễ của cây ổi vào nồi, đổ nước, sau đó đun sôi. Uống khi đói.
Một cốc trà lá ổi cũng hữu ích cho việc tiêu hóa tốt nhờ nó có tác dụng kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa. Khi bạn sử dụng lá ổi dưới dạng nước ép hoặc pha trà, nó rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Lá vối
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, trong lá vối có saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu. Các bộ phận khác của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh với một số vi trùng gram+ và gram- ở tất cả các giai đoạn phát triển. Chất kháng sinh (kháng khuẩn) thường tập trung cao nhất ở lá vào mùa Đông.
Hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có độ Ph từ 2-9. Chúng có tác dụng mạnh nhất với Streptococus (hemolytic và staman), sau đến vi trùng bạch hầu và Staphyllococcus và Prieumococcus. Chúng hoàn toàn không có độc đối với cơ thể người.
Ngoài ra, lá và nụ vối từ lâu đã được nhân dân ta nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa. Nói chung uống trong nên dùng nụ lá khô, bôi rửa ngoài nên dùng tươi.