Để kiểm soát tình trạng bệnh, người tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ đồ ngọt. Ngoài ra cần loại bỏ ngay 3 thực phẩm sau đây ra khỏi mâm cơm hàng ngày.

Ngọt Nhi 06:00 03/01/2022

Một chế độ ăn uống hợp lý vừa giúp cho chúng ta khỏe mạnh, sống thọ hơn lại vừa đảm bảo rằng lượng đường trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định. Nhiều người thường ăn một số thực phẩm có hàm lượng calo cao, nhiều đường, điều này sẽ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát đường huyết và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư cao hơn so với những người bình thường, gây suy giảm tuổi thọ. Để kiểm soát tình trạng bệnh, người tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ đồ ngọt. Ngoài ra cần loại bỏ ngay 3 thực phẩm sau đây ra khỏi mâm cơm hàng ngày.

3 thực phẩm nên loại bỏ khỏi mâm cơm để ổn định đường huyết

1. Thức ăn có chứa nhiều cholesterol

Bệnh nhân đái tháo đường không chỉ có lượng >đường huyết cao mà hàm lượng cholesterol trong cơ thể cũng dư thừa. Do đó, việc ăn nhiều thức ăn có hàm lượng chất béo và cholesterol cao sẽ dễ gây tích tụ mỡ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến >sức khỏe của tế bào gan, đồng thời sẽ khiến lượng đường trong máu tăng liên tục, sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.

Do đó, nên cố gắng ăn ít thực phẩm chứa nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, mỡ, nội tạng…

2. Hạn chế tiêu thụ các món ăn vặt

Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), để hạ đường huyết chị em thường giảm ăn đường và đồ ngọt nhưng vẫn tiêu thụ các món ăn vặt như chân gà ngâm, bim bim, bỏng ngô, khoai tây chiên... Thực tế những món này có chứa hàm lượng đường và muối không hề thấp. Có thể trực tiếp kích thích đường huyết tăng cao, hơn nữa có thể gây hại mạch máu, khiến cho các biến chứng tiểu đường trở nên khó kiểm soát hơn.

 
3. Ăn ít thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao dễ dẫn đến việc tăng đường huyết và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người tiểu đường nên tránh ăn mì trắng, gạo, bún, phở, bánh mì...

Ngoài ra, ngay cả các loại rau củ giàu tinh bột cũng cần phải hạn chế. Đó là khoai tây, khoai mỡ... Thay vào đó, bạn hãy cố gắng chọn một số loại rau lá xanh giàu chất xơ, chất này có thể thúc đẩy quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể một cách hiệu quả, lại còn giúp bạn ổn định lượng đường trong máu.

Có 2 thực phẩm là insulin tự nhiên, nên tăng cường để hạ đường huyết hiệu quả
1. Món trà lựu

Trà lựu là thức uống có nguyên liệu chính là vỏ lựu và lá lựu. Lá lựu rất giàu crom có tác dụng hạ đường huyết và lipid máu. Ngoài ra, vỏ quả lựu còn chứa nhiều ancaloit có tác dụng kháng khuẩn, có tác dụng ức chế rõ rệt đối với liên cầu tan huyết... Vì vậy, những người có lượng đường trong máu cao có thể uống thêm trà lựu vào lúc đường huyết bình thường để có tác dụng ổn định lượng đường trong máu hiệu quả.

2. Mướp đắng

Mướp đắng chứa nhiều chất xơ cũng như nhiều loại vitamin và khoáng chất, có thể nói đây là một loại thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất saponin của mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, hơn nữa còn có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra insulin.

 
Lưu ý:

Những người có lượng đường trong máu cao cố gắng ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt. Thói quen ăn nhanh, nuốt vội sẽ làm tăng lượng đường trong máu, vì ăn quá nhanh sẽ khiến đường huyết trong cơ thể tăng cao đột ngột, rất khó kiểm soát.

Theo Đậu Đậu/ Tổ Quốc