Tỏi ngâm mật ong là một trong những cách được dân gian được ca ngợi trong việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe thần kì.
Kiên trì ăn tỏi với mật ong trong vòng một tuần sẽ củng cố hệ thống miễn dịch, xử lý rối loạn mạch vành, giảm đau họng, nhiễm trùng, điều trị cảm lạnh và rất nhiều lợi ích khi dùng nó trước bữa ăn hàng ngày.
Thành phần trong tỏi - thuốc quý dân gian
Theo Trí thức trẻ, tỏi - thuốc quý trong dân gian có rất nhiều tác dụng tốt. Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong mỗi củ tỏi chứa 0.10 – 0,36% tinh dầu, chiếm 90% các hợp chất lưu huỳnh (S).
Chất alicin làm nên mùi vị đặc trưng của tỏi. Ngoài ra, trong tỏi chứa nhiều selen, các loại vitamin và khoáng chất.
Tỏi chứa một chất hóa học gọi là allicin. Allicin cũng tạo nên mùi tỏi. Một số sản phẩm được tách mùi tỏi, nhưng quá trình này cũng có thể làm cho tỏi ít hiệu quả. Tỏi là một gia vị tuyệt vời để thêm hương thơm, hương vị và >dinh dưỡng vào món ăn của bạn.
Từ bao đời nay, y học cổ truyền đã biết dùng tỏi để phòng, chống nhiều bệnh nguy hiểm. Các nhà khảo cổ học phát hiện, người Ai Cập cổ xưa dùng tỏi để làm thuốc, cụ thể là những đơn thuốc từ tỏi được tìm thấy trong các lăng mộ cổ.
Riêng ở Nga vào thế kỷ 19, người dân nơi đây cũng coi tỏi là một loại thần dược, có thể chữa được bách bệnh. Đến năm 1983, các nhà y học Nhật Bản phát hiện, tỏi đặc biệt chữa được các bệnh trĩ và đái tháo đường đem lại hiệu quả cao mà không hề có tác dụng phụ.
Những lợi ích tuyệt vời trong tỏi mật ong
Theo Báo Dân Sinh, có rất nhiều biện pháp tự nhiên để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Trong đó, tỏi và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo giúp hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Những lợi ích tuyệt vời của tỏi được kể ra như sau:
Trị viêm họng, cảm lạnh
Hỗn hợp >tỏi ngâm mật ong là giải pháp chữa cảm cúm, cảm lạnh an toàn và hữu hiệu nhất, bởi trong tỏi và mật ong có chứa các thành phần tăng cường miễn dịch cho cơ thể con người, chống virus xâm nhập gây hại cho> >sức khỏe con người.
Khi phát hiện có những dấu hiệu đầu tiên của viêm họng, cảm lạnh hay cảm cúm, hãy lấy lọ tỏi ngâm mật ong ra và ăn một nhánh tỏi mỗi 1 hoặc 2 giờ đồng hồ trong suốt cả ngày, ít nhất là 6 nhánh trong một ngày. Vào ngày hôm sau, bạn có thể giảm lượng tỏi xuống và tiếp tục ăn khoảng 2 nhánh tỏi mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Chữa đau dạ dày
Tỏi ngâm mật ong được biết đến như là phương thuốc trị bách bệnh cho con người, trong đó có tác dụng hữu hiệu đối với những người mắc bệnh dạ dày. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, tỏi và mật ong sẽ giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng.
Muốn hết đau dạ dày, hàng ngày ăn 2 – 3 tép tỏi ngâm mật ong trong mỗi bữa, áp dụng khoảng 2 tháng bạn sẽ thấy đỡ đau đi nhiều. Bên cạnh đó, kiêng kỵ một số đồ ăn chua cay hay có nồng độ axit cao nhằm tránh viêm loét dạ dày nặng hơn.
Giúp da trắng mịn màng
Nếu chưa một lần thử, chắc hẳn không ai khám phá được công dụng trị mụn hiệu quả của tỏi và mật ong. Sử dụng tỏi mỗi ngày trong thực đơn của gia đình sẽ giúp tế bào da được tái tạo, xóa dần vết sẹo. Mặc dù, tỏi có mùi hơi hắc, khó chịu nhưng lại là thực phẩm >chăm sóc da hiệu quả.
Khác với công thức >làm đẹp của mật ong và chuối hay các loại trái cây khác, tỏi được ngâm trong bình mật ong nguyên chất, sau thời gian các thành phần của hai loại thực phẩm đã biến đổi và có tác dụng tốt, người dùng sẽ cảm nhận được làn da trắng sáng, sạch mụn.
Hỗn hợp này có tác dụng chống lão hóa làn da, tẩy tế bào chết, trị thâm, trị mụn, duy trì sự tuổi thanh xuân cho chị em phụ nữ.
Giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim
Cũng theo VTV, tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và chỉ số LDL. Đối với những người có cholesterol cao, bổ sung tỏi có thể làm giảm tổng số và/hoặc LDL cholesterol khoảng 10 - 15%.
Xem xét cụ thể LDL (cholesterol "xấu") và HDL (cholesterol "tốt"), tỏi dường như làm giảm LDL nhưng không có tác dụng đáng tin cậy đối với HDL.
Mức chất béo trung tính cao là một yếu tố nguy cơ khác được biết đến của bệnh tim, nhưng tỏi dường như không có tác động đáng kể đến mức chất béo trung tính.
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ
Tổn thương oxy hóa từ các gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa. Tỏi có chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của quá trình oxy hóa. Việc bổ sung tỏi liều cao đã được chứng minh là làm tăng các enzym chống oxy hóa ở người, cũng như giảm đáng kể căng thẳng oxy hóa ở những người bị huyết áp cao.
Sống lâu hơn
Tác dụng tiềm ẩn của tỏi đối với tuổi thọ về cơ bản là không thể chứng minh ở người. Tuy nhiên, với những tác dụng hữu ích đối với các yếu tố nguy cơ quan trọng như huyết áp cao, tỏi có thể giúp bạn sống lâu hơn.
Thực tế là tỏi có thể chống lại bệnh truyền nhiễm, cũng là một yếu tố quan trọng vì đây là những nguyên nhân phổ biến gây tử vong, đặc biệt là ở người cao tuổi hoặc những người có hệ thống miễn dịch bị rối loạn.
Cải thiện sức khỏe xương khớp
Chưa có nghiên cứu nào trên người đo lường tác động của tỏi đối với sự thiếu xương (giảm sút khối lượng xương, mật độ xương thấp hơn bình thường). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên loài gặm nhấm đã chỉ ra rằng, tỏi có thể giảm thiểu sự mất xương bằng cách tăng cường estrogen ở phụ nữ.
Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, một liều chiết xuất tỏi khô hàng ngày (tương đương với 2 g tỏi sống) làm giảm đáng kể dấu hiệu của sự thiếu hụt estrogen. Theo đó, chất bổ sung này có thể có tác dụng hữu ích đối với sức khỏe xương ở phụ nữ.
Thực phẩm như tỏi và hành tây cũng có thể có tác dụng hữu ích đối với bệnh viêm xương khớp.
Cách làm mật ong ngâm tỏi
Nguyên liệu:
– Tỏi
– Mật ong nguyên chất
– 1 lọ thủy tinh nhỏ
Cách làm:
– Tỏi bóc vỏ, dùng mặt phẳng của một con dao lớn và nghiền nát củ tỏi.
– Cho tỏi vào lọ thủy tinh và ngâm theo tỷ lệ 15gam tỏi : 100ml mật ong nguyên chất.
– Ngâm khoảng 3 tuần là dùng được.
Hàng ngày chỉ cần sử dụng từ 1 – 2 tép tỏi mật ong trước bữa ăn chừng 30 phút. Duy trì đều đặn trong khoảng 2 tuần sẽ giúp bạn ngỡ ngàng về kết quả nhận được. Lưu ý nên uống 1 cốc nước trước khi ăn.
Lưu ý khi ăn tỏi
Mặc dù tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng sử dụng loại dược liệu này một cách dễ dàng. Theo Báo Lao Động, chú ý những trường hợp dưới đây không nên ăn tỏi
1. Bệnh về mắt
Tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt sẽ được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
2. Huyết áp thấp
Những người bị huyết áp nên hạn chế tỏi, tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.
3. Tiền sử mắc các bệnh về gan
Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Nhưng đây là cách làm "lợi bất cập hại".
Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, gây kích thích mạnh, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.
4. Bệnh tả
Mặc dù có lợi cho dạ dày nhưng đối với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Đó là là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
5. Không kết hợp tỏi với những thực phẩm sau
- Thịt gà: kiết lỵ
- Trứng: tạo thành chất độc
- Cá trắm: dẫn đến chướng bụng
Ngoài ra, bạn có thể dùng tỏi đen hoặc dấm tỏi thay vì ăn tỏi tươi. Bạn có thể làm dấm tỏi bằng cách: lấy 100 g tỏi tươi nghiền nhỏ, sau đó hòa với nước cốt chanh. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 10 – 30ml sẽ giúp hạ đường huyết, thanh lọc cơ thể, chống viêm, giảm đau. Đặc biệt, bạn có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày.