Lẩu là món ăn được nhiều người yêu thích, nhất là trong thời tiết lạnh. Thế nhưng nhiều người sẽ dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nếu như thưởng thức món ăn này không đúng cách.
Thói quen sai lầm khi >ăn lẩu
Thứ tự nhúng của các món ăn
Hầu hết mọi người thường thích nhúng thịt ngay vào nồi lẩu khi bắt đầu bữa ăn. Khi đó, thịt sẽ tiết ra một lớp dầu dày nổi lên dưới đáy nồi trước khi bắt đầu nhúng rau và các loại thức ăn chính khác, chất >dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành một lượng lớn axit béo bão hòa không tốt cho cơ thể.
Do đó, khi ăn lẩu, trước tiên người ăn nên chọn một ít khoai tây hay các loại rau khác, đặc biệt là khi ăn lẩu cay. Hoặc khi muốn uống bia rượu, rau và thực phẩm có tinh bột có thể bảo vệ dạ dày.
Ăn lẩu quá lâu
Nhiều người thường ngồi quá lâu bên nồi lẩu ăn từ từ vừa ăn vừa trò chuyện. Tuy nhiên, nước lẩu đun lâu liên tục sẽ sinh ra nhiều chất có hại như muối, purine và nitrite. Nitrite tiếp xúc với các acid amin trong thịt ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành hợp chất nitrosamines có khả năng phá hỏng cấu trúc DNA, làm tăng nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, ăn nước lẩu nấu lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, đường ruột phải làm việc liên tục, dịch tiêu hóa giảm làm rối loạn đường tiêu hóa. Vì vậy nên hạn chế ngồi quá lâu bên nồi lẩu và nấu nước lẩu đi nấu lại, thay nước lẩu mới sau 60 phút sử dụng.
Ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc
Lẩu chua cay thường dễ gây toát mồ hôi khi ăn nên nhiều người thường uống thêm nước lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, cách ăn này lại dễ gây hại tới đường ruột và dạ dày.
Uống nước đá khi ăn lẩu có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa, từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.
Ăn quá nhanh, uống nước lẩu nóng
Nhiệt độ của nồi lẩu đang sôi trên bếp có thể tới mức hơn 100 độ C. Chính vì vậy, thực phẩm vớt ra khỏi nồi lẩu rất nóng. Nếu vội vàng ăn ngay các thực phẩm này sẽ khiến lớp da mỏng trong miệng bị tổn thương. Cách tốt nhất là nên gắp thức ăn từ nồi ra bát, chờ 1 chút cho nguội bớt rồi mới bắt đầu ăn.
Ăn thực phẩm chưa chín kĩ
Khi ăn lẩu nhiều người có thói quen nhúng tái thực phẩm vì cho rằng thực phẩm tái sẽ ngon và ngọt hơn. Tuy nhiên, việc ăn thực phẩm nhúng còn tái, đỏ có thể khiến vi khuẩn và ký sinh trùng không được diệt trừ, dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa.
Các loại thực phẩm tươi sống có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm như E.coli, salmonella, listeria, vibrio cholerae và các loại ký sinh trùng như giun sán. Trong đó, loại ký sinh trùng thường gặp là sán lá gan lớn, sống ở các loài rau thủy canh như rau cần, rau muống nước, rau ngổ, rau răm... Sán lá gan lớn có thể dẫn đến áp xe gan.
Do đó, khi ăn lẩu với thực phẩm thái mỏng thì nên nhúng trong nước lẩu sôi khoảng 1 phút để thịt chín kỹ hoàn toàn. Còn với các loại thực phẩm viên hay các loại thực phẩm có vỏ dày như tôm, sò, ốc thì nên nhúng trên 5 phút.
Những người không nên ăn lẩu
Người bị gout, tiểu đường, cao huyết áp
Nấm, thịt đỏ, hải sản, nội tạng… là những thực phẩm thường được lựa chọn khi ăn lẩu. Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại là có hàm lượng cholesterol cao. Với các bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gout hoặc dị ứng với hải sản thì nên tránh ăn món lẩu hải sản này.
Người bị dạ dày, tiêu hóa kém
Tính đặc trưng của lẩu là thực phẩm được nhúng nóng, cộng với gia vị cay đặc trực của sa tế, ớt rất dễ gây tổn hại đến lớp bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày, làm mất lớp protein trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm, loét… gây đau bụng lâm sàng, viêm tụy cấp tính thậm chí chảy máu dạ dày, thủng dạ dày…
Do đó, những người đã bị dạ dày, vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế ăn món ăn này.
Những người bị viêm họng mãn tính
Những người viêm họng mãn tính, người mắc bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, cũng không nên ăn lẩu cay vì có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh gan
Những người bị nóng trong, lạnh sớm, dùng thuốc nhuận tràng, bệnh nhân bị bệnh gan không được dùng lẩu cừu vì món đồ ăn này không tốt cho >sức khỏe.