Không chỉ giúp cân bằng đường huyết, loại củ này còn là “khắc tinh của ung thư”, giúp ngăn ngừa tử thần gõ cửa.
Gừng vừa là loại gia vị, vừa là vị thuốc vườn nhà, dễ kiếm, dễ dùng. Trong Y học cổ truyền, >gừng có vị cay, tính ấm, dạng tươi được gọi là sinh khương, dạng khô gọi là can khương.
Thành phần của gừng chủ yếu là tinh dầu, trong đó có các thành phần: β – zingiberen, ar – curcumen, β – farnesen, α – camphen, β – phelandren, eucalyptol, các hợp chất alcol: geraniol, linalol, borneol, zingeron, zingerol…. tùy theo hình thức sử dụng mà có nhiều công dụng khác nhau, rất tốt cho >sức khỏe:
1. Hạ đường huyết
Một số nghiên cứu đã chứng minh bổ sung gừng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, gừng có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói.
2. Ngăn ngừa ung thư
Gừng cũng được coi là một loại thuốc tuyệt vời để điều trị ung thư bởi chúng có đặc tính chống viêm và chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Một số hợp chất trong gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây thay đổi DNA, hình thành khối u, làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, trong gừng còn có chất shogaol giúp chống lại các tế bào gốc ung thư nhưng lại vô hại với các tế bào khỏe mạnh.
3. Giảm đau xương khớp
Một trong những công dụng tuyệt vời của gừng là giúp giảm đau nhức xương khớp, đặc biệt tốt cho lứa tuổi trung niên và tuổi già khi hệ xương khớp đã dần suy yếu. Trong gừng chứa gingerol giúp chống viêm, ức chế các chất chemokin, cytokin và các yếu tố gây viêm khác. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra.
4. Bảo vệ răng miệng
Ngoài những tác dụng như hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư, giảm đau xương khớp thì gừng còn có một công dụng nổi bật nữa là bảo vệ sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất hoạt tính trong gừng được gọi là gingerols giúp ngăn vi các loại vi khuẩn gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu răng... phát triển. Từ đó giúp bảo vệ răng miệng luôn khỏe mạnh.
3 thực phẩm giá rẻ bèo nhưng giúp hạ đường huyết hiệu quả khác
1. Rau muống
Rau muống là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường, loại rau này chứa nhiều chất xơ, ít calo, ăn điều độ sẽ có tác dụng ổn định lượng đường huyết, có lợi cho việc hạ đường huyết. Người tiểu đường tốt nhất chỉ nên ăn rau muống luộc, không chấm gia vị. Bên cạnh đó, loại rau này cũng rất giàu kali và canxi, có tác dụng điều hòa mức huyết áp trong cơ thể, có lợi cho người huyết áp cao. Do đó, mọi người đừng quên thêm loại rau này vào thực đơn gia đình để khỏe mạnh hơn.
2. Bì lợn
Nhiều người lầm tưởng phần bì này là phần chứa nhiều chất béo, nhưng trên thực tế, hàm lượng chất béo trong da chỉ bằng 1/2 phần thịt. Không những thế, nó lại chứa nhiều protein, đặc biệt, có hơn 90% là collagen và elastin. Chính vì vậy, ăn bì lợn có tác dụng >làm đẹp da, chậm lão hóa nên rất được các bạn nữ ưa chuộng.
Người những công dụng trên, ăn phần bì lợn còn có thể giúp hạ huyết áp, hạ đường huyết, hạ lipid máu rất hiệu quả.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bì lợn có chứa một loại glycogen protein có tính chất chống oxy hóa, có thể loại bỏ các gốc tự do trong mạch máu, làm loãng máu đặc, duy trì độ đàn hồi của mạch máu, giúp phòng chống 3 loại bệnh trên.
Những bệnh này là bệnh chuyển hóa, khi các mạch máu bị kích thích sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường gây ra bệnh cao đường huyết, cao huyết áp, tăng mỡ máu… Vì vậy, việc bổ sung bì lợn vào thực đơn ăn uống hàng ngày là điều cần thiết để giúp ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm trên. Bệnh nhân có huyết áp cao, đường huyết cao nên ăn bì lợn một cách hợp lý dưới sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.
3. Ớt chuông
Ớt chuông rất giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, có lợi cho việc thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm táo bón, giúp bảo vệ ruột và loại bỏ các vi khuẩn có hại chống ung thư ruột kết... Đồng thời giúp kiểm soát lượng đường và giảm cholesterol trong máu, từ đó hạn chế được các bệnh nguy hiểm về tim mạch và tiểu đường.
(Tổng hợp)