Là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nước ép mướp đắng còn có tác dụng tốt đối với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thực phẩm này, cần lưu ý những điều quan trọng sau đây.
Mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, thịt mềm, chứa nhiều chất >dinh dưỡng phong phú, đặc biệt hàm lượng vitamin C đứng đầu trong các loại mướp.
Các nghiên cứu dược lý đã phát hiện ra rằng, chất saponin chứa trong mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết rất rõ ràng, không chỉ có tác dụng giống như insulin mà còn có chức năng kích thích giải phóng insulin.
Khi tình trạng của bệnh nhân tiểu đường phát triển đến một mức độ nhất định, việc điều trị bằng tiêm insulin trở nên tất yếu, để kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu và giảm bớt sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Trong khi đó, một số loại thực phẩm cũng chứa insulin tự nhiên, nếu sử dụng đúng cách sẽ phát huy tốt vai trò của nó.
Các chuyên gia >sức khỏe khuyên người bệnh tiểu đường nên uống 1 ly nước ép mướp đắng hằng ngày vào buổi sáng lúc bụng đói. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Chỉ cần rửa sạch mướp đắng, bỏ ruột, cắt nhỏ, xay cùng với ít nước, thêm chút muối, chút chanh.
Theo các nghiên cứu, 3 hoạt chất: charatin, polypeptide-p và vicine có trong mướp đắng có khả năng quản lý lượng đường trong máu hiệu quả. Chúng giúp tế bào tiếp nhận các phân tử đường cũng như tăng tiết insulin.
Đặc biệt, charantin nổi tiếng với tác dụng hạ đường huyết. Polypeptide-p còn gọi là p-insulin - rất giống insulin, được chứng minh là có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy điều trị tại chỗ bằng chiết xuất mướp đắng có khả năng chữa lành vết thương nhanh hơn đáng kể. Hiệu ứng này thậm chí còn được thấy ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Naresuan (Thái Lan) đã theo dõi những người bệnh tiểu đường tuýp hai dùng 2.000 mg mướp đắng mỗi ngày trong 4 tuần và có mức đường huyết giảm so với lúc ban đầu. Các nhà nghiên cứu kết luận, mướp đắng có chứa các chất ngăn chặn sự thèm ăn và giảm lượng đường trong máu, hoạt động tương tự như insulin. Một nghiên khác của Nigeria phát hiện ăn lá mướp đắng (5-20% khẩu phần ăn) cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Ngoài khả năng chống oxy hóa và chống tiểu đường, mướp đắng còn chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: chất đạm, carbohydrate, khoáng chất (canxi, magiê, phốt pho, kẽm), vitamin (A, B, C).
Ngoài ra, một tác dụng khác của mướp đắng là giúp giải độc trong gan. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong mướp đắng chứa một hợp chất tên momordica charantia - tác dụng chống lại suy giảm chức năng gan bằng cách tăng cường hoạt động chống oxy hóa của các enzym trong gan. Do vậy, việc ăn mướp đắng điều độ có thể giúp gan khỏe mạnh hơn.
Về phương diện khoa học, mướp đắng chứa nhiều axit amino - loại axit chứa nhiều vị đắng. Loại axit này tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư. Do vậy đây là món ăn rất tốt với những bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều tiền tố tạo nên vitamin A, rất tốt cho mắt và cải thiện thị giác.
Trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, mướp đắng thường được sử dụng để ăn sống cùng ruốc, xào trứng, nhưng phổ biến nhất vẫn là nhồi thịt, sau đó luộc ăn hoặc nấu canh. Lương y Bùi Đắc Sáng thông tin trên Báo VietNamNet cho biết, món mướp đắng nhồi thịt đặc biệt tốt trong mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt, giải tỏa phiền muộn, giúp đầu óc minh mẫn và cải thiện thị lực.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều mướp đắng dưới dạng thực phẩm hoặc chất bổ sung, bạn có thể gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy. Nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu phòng trường hợp mướp đắng tương tác với thuốc điều trị làm hạ đường huyết. Phụ nữ mang thai không dùng mướp đắng vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt, sẩy thai.
4 điều cần lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này như sau:
- Tiêu thụ với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
- Không kết hợp sử dụng khổ qua với tôm hoặc ăn cùng lúc với sườn heo chiên hay măng cụt.
- Tránh uống trà xanh sau khi ăn khổ qua vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Thay vào đó, nên đợi một vài tiếng sau khi ăn xong rồi mới uống.
- Không nên ăn khi bụng quá đói.
Ngoài ra, khi chế biến mướp đắng, nhất là nước ép và sinh tố nên tránh thêm đường hoặc thêm muối khi nấu ăn. Đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, còn muối có thể dẫn đến huyết áp cao và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bảo quản mướp đắng trong tủ lạnh cho đến khi bạn sẵn sàng sử dụng, vì mướp đắng sẽ nhanh hỏng sau khi được thu hoạch. Trước khi chế biến, nhớ rửa kỹ dưới vòi nước và lau khô bằng khăn giấy để loại bỏ bụi bẩn hoặc vi khuẩn.
Sau khi cắt, mướp đắng nên được bảo quản như các loại trái cây khác, trong tủ lạnh từ 3-5 ngày. Bỏ đi nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào của chất nhờn, nấm mốc hoặc biến chất.
Nếu bạn không thích vị đắng, hãy thử ngâm trái cây trong nước muối 30-45 phút trước khi nấu.