Được xem là một vị thuốc lại có thể dùng trong bữa ăn, lá tía tô chứa đầy dưỡng chất mang đến điều kì diệu cho sức khỏe con người.
Vốn là loại thực vật phổ biến Việt Nam, là cây thuốc Đông y dễ trồng và món rau gia vị dễ chế biến. Lá cây mang màu sắc tím, xanh, cũng có loại lá cây màu đỏ. Những chiếc lá được mọc đối xứng nhau, ở mép có hình răng cưa. Cây tía tô có hoa màu tím hoặc trắng mọc thành từng chùm ở ngọn. Loại thực vật này có quả màu nâu nhạt, hình cầu, kích thước nhỏ.
Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh. Có nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như nấu cháo hành cùng tía tô, vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm; đun thật nóng nước >lá tía tô rồi xông toàn thân … Nhưng cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.
Bên cạnh đó, tía tô chứa lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Con người càng tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa hàng ngày thì khả năng mắc bệnh ung thư càng thấp.
Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giúp giảm mụn bọc, mụn mủ… Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.
Người Nhật sử dụng lá tía tô để làm trà uống mỗi ngày. Ngoài ra, họ còn nấu nước lá tía tô để tắm với công dụng tẩy tế bào chết, giữ ẩm và làm sáng da. Lá tía tô còn được cho là có tác dụng trị nhiều chứng bệnh về răng miệng, bệnh về da hoặc làm mờ sẹo.
Uống nước lá tía tô là cách giúp trẻ hóa da, làm da bạn mịn màng, trắng hồng từ bên trong. Uống trà tía tô mỗi ngày giúp ức chế melanin và làm mờ các vết thâm nám.
Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lí với loại thuốc được kê.
Các chuyên gia cho biết, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc.
Vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.
5 lưu ý khi sử dụng lá tía tô
- Không dùng lá tía tô khi bị đi ngoài
Vì tía tô có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, vì thế nếu cơ thể đang bị đi ngoài thì không nên dùng lá này, bởi nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hơn.
- Không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng
Tía tô có thể vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Thế nhưng theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, choáng váng, thở nông, táo bón, tiểu tiện đỏ…
- Không dùng lá tía tô khi ra nắng
Với những chị em khi sử dụng tía tô để >làm đẹp hoặc sử dụng tinh dầu tía tô trên da, hãy cẩn trọng khi ra nắng. Vì thế, sau ít nhất 1 tiếng sử dụng mới có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vì sẽ làm da bạn sạm đi nhanh chóng.
- Phụ nữ có thai không nên dùng
Phụ nữ có thai không nên dùng tía tô với số lượng lớn liên tục vì có thể làm tăng huyết áp của >mẹ bầu. Lá tía tô tuy không gây hại nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Không dùng lá tía tô khi bị dị ứng
Lá tía tô có thể gây ra tình trạng dị ứng cho một số người, đặc biệt là với tinh dầu tía tô. Vì vậy, bạn nên thoa 1 lượng nhỏ trên da tay để xem phản ứng da ra sao trước khi sử dụng tinh dầu hoặc uống nước lá tía tô.Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô trong một ngày, chia nhỏ từng lần uống. Thời điểm tốt nhất để uống nước lá tía tô chính là trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút, như vậy sẽ giúp thúc đẩy giảm mỡ và giảm cân.
Một số bài thuốc thường dùng từ cây tía tô
- Bài thuốc chữa cảm lạnh: Tô diệp (lá tía tô khô) 8g, trần bì 6g, hương phụ 8g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống.
- Bài thuốc tiêu đờm giảm ho: Tô diệp 15g, gừng khô 3g sắc uống mỗi ngày. Nước sắc đem chia thành 2 lần uống.
- Bài thuốc chữa hen suyễn, ho nhiều đờm: Hạt tía tô, hạt cải thìa , hạt củ cải, liều lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Ngày uống 9g, chia 3 lần
- Bài thuốc chữa đau bụng do ngộ độc thực phẩm: Lá tía tô tươi, giã nát, lọc lấy nước uống. Hoặc dùng tô diệp (lá tía tô khô) 10g sắc uống.
- Bài thuốc chữa trúng độc"tô tử giải độc thang": Tô diệp 10g, cam thảo 4g, gừng tươi 8g sắc với 600ml nước, còn 200ml. Chia thành 3 phần, uống khi thuốc còn nóng.
- Bài thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa: Lá tía tô tươi, giã nát, xát vào chỗ bị bệnh hoặc dùng nước sắc từ cây tía tô đem rửa bên ngoài.
- Bài thuốc chữa chướng bụng, kiện vị, cầm nôn: Lá tía tô giã lấy nước đem hòa với một ít muối và uống trong 1 lần. Nếu nôn mửa do thai nghén, nên dùng nước sắc từ cành tía tô để uống.
- Bài thuốc chữa tiêu chảy, miệng nôn trôn tháo: Lấy lá tô tử cho vào nồi đun, sau đó bỏ bã và nấu đặc thành cao. Đậu đỏ rang vàng, tán bột mịn rồi trộn với thuốc cao tía tô hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần dùng 50 viên, chia 2 lần.