Loại hạt này vừa là một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn, vừa là một thực phẩm nuôi dưỡng sức khỏe rất tốt.

02:30 07/11/2023

Hạt tiêu đen là một loài cây leo có hoa, được trồng phổ biến ở Việt Nam để lấy quả và hạt. Loại hạt này thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi, giúp món ăn đậm đà và ngon miệng hơn.

Không chỉ là loại gia vị giúp tăng hương vị đậm đà cho món ăn, >hạt tiêu còn chứa một số chất >dinh dưỡng mang lại nhiều tác dụng đối với >sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng nổi trội của loại hạt này:

1. Trị ung thư

Hạt tiêu đen chứa một chất được gọi là piperine, đã được chứng minh mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ), piperine là thành phần giúp gián đoạn quá trình tự đổi mới của các tế bào gốc đang ở giai đoạn đầu của ung thư bằng cách hạn chế số lượng tế bào gốc, số lượng có xu hướng hình thành các khối u cũng bị hạn chế.

Piperine trong hạt tiêu đen cũng cho thấy tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu tình trạng kháng đa thuốc ở tế bào ung thư, vốn có khả năng làm giảm hiệu quả của hóa trị liệu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chức năng phòng ngừa ung thư của loại hạt này sẽ mạnh gấp đôi khi được kết hợp với nghệ

2. Hạ đường huyết

Không chỉ ngăn ngừa ung thư, các nghiên cứu cho thấy piperine trong hạt tiêu đen còn có thể giúp cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong máu. Trong một nghiên cứu, 86 người thừa cân dùng thực phẩm bổ sung có chứa piperine và các hợp chất khác trong 8 tuần đã cải thiện đáng kể độ nhạy insulin - thước đo mức độ hormone insulin loại bỏ glucose (đường) khỏi máu.

Một báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ cũng đã chỉ ra tác dụng của piperine đối với bệnh béo phì và tiểu đường.  Các nhà nghiên cứu phát hiện ra piperine giúp điều chỉnh tăng tốc độ trao đổi chất của cơ bắp khi nghỉ ngơi, từ đó có thể giảm béo phì và tiểu đường.

Ngoài ra, hạt tiêu đen đã được chứng minh là có các chất chống oxy hóa có lợi, có thể giúp ổn định đường huyết. 

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt tiêu đen sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Nguyên nhân là nhờ hạt tiêu đen có thể kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa phổ biến như đầy hơi, táo bón. Loại hạt này cũng giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng thiết yếu từ thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa tổng thể.

       4. Giúp ngủ ngon hơn

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, trước khi đi ngủ đặt 7g hạt tiêu lên rốn sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu và ngon giấc hơn.  Theo đó, đặt hạt tiêu lên rốn mỗi tối sẽ. Hạt tiêu có tính kích thích nhất định, khi đặt lên rốn sẽ thúc đẩy khí huyết chảy ngược. Nhờ vậy, đại não được thư giãn, giúp cơ thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn, tránh tình trạng mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu.

3 lưu ý khi dùng hạt tiêu ai cũng phải nhớ

1. Ăn quá nhiều hạt tiêu có thể bị ngộ độc

Hạt tiêu có chứa linalool mang độc tính nhất định, tiêu thụ quá nhiều sẽ dẫn đến việc cơ thể hấp thụ chất độc. Trường hợp nhẹ có thể làm tổn thương chức năng gan, nặng thì có thể gây xuất huyết phế quản, gây khó thở và các triệu chứng khác đe dọa tính mạng.

2. Người bị viêm họng nên hạn chế ăn hạt tiêu

Hạt tiêu là một loại gia vị có tính ôn, ăn vào sẽ khiến cơ thể tăng nhiệt, gây ra các triệu chứng như khô miệng, loét miệng, dễ nóng tính...

Nếu người bệnh viêm họng ăn loại hạt này thường xuyên có thể gây tổn thương cho cổ họng, làm bệnh tình nặng thêm. Vì vậy mọi người cần chú ý khi mắc bệnh này, cố gắng tránh ăn hạt tiêu và các loại thức ăn cay khác.

3. Phụ nữ mang thai không nên ăn hạt tiêu

Hạt tiêu có chứa linalool khiến bà bầu dễ bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, cơ thể phụ nữ mang thai khi ăn phải hạt tiêu đen sẽ có cảm giác khó chịu, bứt rứt, không tốt cho thai nhi.

Hơn nữa, hạt tiêu có tính cay nóng, có thể làm tiêu hao các phân tử nước trong đường ruột, gây táo bón, tăng nguy cơ dẫn đến sảy thai, vỡ ối sớm, sinh non. Vì vậy, bà bầu nên cẩn thận hơn trong việc ăn uống để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

(Tổng hợp)

Theo Ánh Lê/Tổ Quốc