Vào dịp Tết Đoan ngọ (mùng 5/5 Âm lịch), ngoài vải thiều, mận hay bánh ú tro, thịt vịt là món ăn quen thuộc trong ngày này.

Thiên Bảo (t/h) 21:58 21/06/2023

Có quan niệm cho rằng ăn >thịt vịt vào những ngày đầu tháng thường "xui" cho nên thịt vịt xuất hiện trong danh sách các món ngon ngày >Tết Đoan ngọ khiến nhiều người bất ngờ. Dẫu vậy, ăn thịt vịt có rất nhiều ý nghĩa:

- Ăn thịt vịt mang ý nghĩa may mắn

Tết Đoan Ngọ ở các nước phương Đông đều mang ý nghĩa cầu an, cầu phúc. Nếu như Tết Đoan Ngọ, người Trung Quốc tặng nhau trứng vịt lộn, ăn trứng vịt muối, ăn thịt vịt thì ở nước ta nhiều nơi cũng ăn thịt vịt.

Bởi vịt trong tiếng Hán là "áp". Vịt đồng âm với "áp" nên mang nghĩa trấn áp sự xâm nhập của bệnh tật, tà khí. Đây cũng là lời chúc người thân, bạn bè luôn an lành.

- Thịt vịt bổ dưỡng và có tính mát

Theo Y học cổ truyền, thịt vịt có vị ngọt hơi mặn, tính hàn, có tác dụng làm tăng thêm sinh lực, bồi bổ cơ thể cho người bị suy nhược. Theo sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân: "Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thuỷ đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng,...".

Thịt vịt là món ăn quen thuộc trong Tết Đoan ngọ. Ảnh: Internet

Thịt vịt còn có tác dụng giải độc mụn sưng và hạ nhiệt. Vào dịp Tết Đoan Ngọ, thời tiết nóng nực, oi bức. Gió hoạt động mạnh trên biển tạo nên sự ngưng tụ hơi nước dẫn đến mưa lớn kéo dài hoặc bão lũ thiên tai. Đồng thời vào tiết khí Hạ chí, lúc này, thời tiết thay đổi thất thường, dễ khiến con người nhiễm bệnh cảm cúm, ho sốt, say nắng, sốt xuất huyết,... Cho nên, việc ăn thịt vịt sẽ giúp cân bằng nhiệt, dưỡng thân tốt hơn.

Người Trung Quốc còn thích ăn trứng vịt muối vào ngày Tết Đoan Ngọ. Nhiệt độ tăng cao có thêm mưa lớn khiến vi khuẩn, côn trùng hoạt động mạnh. Ăn trứng vịt muối vào mùa hè oi bức sẽ có tác dụng giải độc, thông phổi, dưỡng âm, có lợi cho sức khoẻ. Bởi vậy, ngoài thịt vịt, người ta cũng ăn thêm trứng vịt muối.

Dân ta ăn thịt vịt thường luộc chấm mắm gừng, vịt quay/nướng chấm nước tương, xì dầu, nấu cháo vịt, vịt om sấu,... Hoặc mang vịt tiềm với hạt sen, táo đỏ cùng các nguyên liệu tốt khác gọi là vịt tiềm thuốc Bắc.

- Những >dinh dưỡng khác trong vịt

Vịt là một món ăn có hàm lượng chất béo cao nhưng rất giàu chất dinh dưỡng đối với cơ thể. Hầu hết chất béo trong thịt vịt là chất béo lành mạnh và là nguồn protein tuyệt vời.

Trên thực tế, một số đoạn thịt như ức vịt có hàm lượng chất béo thấp (2gram, trong đó chỉ có 0.5gram là chất béo bão hòa) cho mỗi 85 gram thịt. Lượng chất béo này thấp hơn so với lượng chất béo có trong ức gà (3 gam chất béo tổng và có 1 gram chất béo bão hòa).

Chân vịt và đùi vịt có tổng lượng chất béo cao hơn (trung bình 5 gram chất béo / 85 gram thịt), tuy nhiên, chân vịt vẫn có ít chất béo hơn so với đùi gà không da.

Thịt vịt bồi bổ cơ thể. Ảnh: Internet

Như vậy, có thể thấy, thịt vịt là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh và ít có khả năng gây béo phì đối với cơ thể con người. Đây cũng là loại thực phẩm được chọn nhiều trong các chế độ ăn kiêng – giảm mỡ.

Mỗi 100 gram thịt vịt (bao gồm cả da vịt) cung cấp khoảng 19 gram protein. Đặc biệt, nếu chỉ tính thịt vịt nguyên chất, lượng protein nhận được sẽ nhiều hơn đáng kể, lên đến 23.5 gam protein / 100 gram thịt vịt.

Khoáng chất chính trong thịt vịt là Selen. Đây là khoáng chất chủ chốt trong các hoạt động chống oxy hóa, có nhiều lợi ích đối với phản ứng viêm và miễn dịch. Cùng với đó, cung cấp đúng và đủ lượng Selen hàng ngày cũng rất hữu ích đối với >sức khỏe tuyến giáp.

Đáng chú ý, một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ cao tuổi có nồng độ selen trong máu thấp sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn đáng kể trong vòng 5 năm.

Trong khi cá và các loại hải sản được xem là nguồn cung cấp acid béo omega – 3 hàng đầu thì ít ai biết thịt vịt cũng rất dồi dào các acid có lợi cho tim mạch. Việc ăn thịt vịt có thể giảm thiểu và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch một cách hiệu quả.

Những lợi ích khi ăn thịt vịt cho cơ thể. Ảnh: Internet

Những >lưu ý khi ăn thịt vịt 

Bạn nên tránh chế biến chúng trong cùng một món ăn hoặc ăn chung trong bữa ăn.

- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.

- Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

- Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.

+ Vịt kỵ với ba ba

Trong thành phần của thịt vịt và thịt ba ba có chất kỵ với nhau, nên khi bạn ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt. Vì vây, các bà nội trợ không nên kết hợp thịt vịt và thịt ba ba lại vơi nhau.

+ Thịt vịt kỵ với quả mận

Thịt vịt tính hàn giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Còn quả mận ăn vào nóng trong sẽ sinh nóng ruột. Nếu bạn ăn hai thực phẩm này gần thời gian với nhau hoặc ăn cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột hại cho sức khỏe.

- Những đối tượng không nên ăn thịt vịt

+ Người đang bị cảm: Khi bạn vừa bị cảm xong thể trạng cơ thể còn nhiều mệt mỏi thì không nên ăn thịt vịt. Đặc biệt là khi bị cảm lạnh, bởi thịt vịt có tính hàn giúp giải nhiệt sẽ khiến cho cơ thể bạn lạnh bụng, tiêu chảy và khó chịu trong người làm người bệnh đang ốm càng ốm thêm

+ Người đang bị ho: Những người bị ho không nên ăn thịt vịt bởi trong thành phần thịt vịt có chất tanh, mà người ho thường phải kiêng tanh. Bởi ăn tanh sẽ khiến người bệnh khó thở. Mùi tanh trong thành phần của thịt vịt sẽ khiến cho người bệnh dễ ho thêm. Vì vậy, nếu trong nhà bạn có người ho thì đừng cho họ ăn thịt vịt kẻo rước thêm bệnh nhé.

+ Người bị bệnh gout: Trong thành phần của thịt vit có chứa hàm lượng purin và protein rất cao khiến cho axit uric trong cơ thể con người tăng cao. Vì vậy, với nhưng người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt kẻo tình trạng bệnh nguy hiểm hơn. Khi ăn thịt vịt người bệnh gout càng thêm nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý khác về mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ

Một số vật phẩm trong mâm cúng. Ảnh: Internet

Mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ tùy vùng miền mà biện lễ, nhưng không thể thiếu rượu nếp và các loại quả chua theo mùa. Mâm lễ thường là lễ chay, gồm:

- Hương, hoa, vàng mã.

- Rượu nếp (miền Bắc thường cúng là rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm).

- Bánh tro (của miền Bắc là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn cùng với đường hoặc mật), bánh ú (của miền Nam).

- Xôi, chè.

- Các loại hoa quả (mận, vải, đào... cần phải có và rực rỡ trong mâm cúng.

Người dân miền Trung còn cúng thêm cơm rượu, chè kê (tùy nhà mà có cúng thêm thịt vịt).

Người miền Nam mâm cúng còn có bánh ú, chè trôi nước...

Sau khi cúng Tết Đoan ngọ thì mâm lễ được hạ xuống để cả nhà quây quần thưởng thức rượu nếp cho ký sinh trùng trong cơ thể bị say, rồi ăn thêm hoa quả chua chát để tiêu diệt chúng cùng các loại sâu bọ. Đồng thời thầm cầu mong vụ mùa mới được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân gian bình an, dồi dào sức khỏe...

Thiên Bảo (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe