Lá dứa ít được sử dụng và không nhiều người biết đến nhưng lợi ích về sức khỏe của chúng lại gây bất ngờ.
Dứa là loại quả nhiệt đới quen thuộc và nhiều chất >dinh dưỡng. Ngoài hương vị thơm ngon, dứa còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho >sức khỏe.
Dứa chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, folate, sắt, kẽm, canxi, mangan... Trong đó, vitamin C rất cần thiết cho sự tăng trưởng, đồng thời giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và hấp thu sắt từ bữa ăn hàng ngày. Còn mangan là một chất khoáng tự nhiên giúp tăng trưởng, ăn dứa thường xuyên sẽ duy trì sự trao đổi chất lành mạnh và có đặc tính chống oxy hoá.
Ăn dứa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, enzyme bromelain trong quả dứa cũng có thể ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư vú, ung thư ở da, ống mật, hệ thống dạ dày và ruột kết. Đặc biệt, Bromelain có thể kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất tế bào bạch cầu hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và loại bỏ những tế bào này.
Ngoài quả dứa, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng lá dứa có thể chứa các hợp chất hoạt tính sinh học. Chất chiết xuất từ lá dứa rất giàu phenol. Theo các nghiên cứu trên động vật, phenol là hợp chất có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các hợp chất có tác dụng chữa bệnh khác cũng được tìm thấy trong lá dứa bao gồm axit p-coumaric (CA), flavonoid, tanin, bromelain, glycoside, protein và axit ascorbic.
Lá dứa được cho là có đặc tính hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhiều bệnh lý, chẳng hạn như: phòng và chữa bệnh lao, chữa lành vết bỏng nhanh hơn, điều trị bệnh trĩ, cải thiện trật khớp tĩnh mạch, làm ngừng chảy máu cam. Tuy nhiên các tác dụng này chưa có căn cứ khoa học.
Dưới đây là 5 lợi ích sức khỏe tiềm tàng của lá dứa đã được khoa học nghiên cứu và chỉ ra:
- Kiểm soát lượng đường trong máu
Một số chiết xuất hóa học từ lá dứa rất giàu phenol, chất này có tác dụng giảm lượng đường trong máu, có tiềm năng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Trong hai nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường, chất phenol này làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giảm tình trạng kháng insulin. Kháng insulin là tình trạng các tế bào của cơ thể bạn phản ứng kém hơn với hormone có tên là insulin.
- Chống viêm
Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể bạn đối với nhiễm trùng hoặc căng thẳng. Theo thời gian, viêm có thể làm gây hại cho hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm cả ung thư.
Trong một nghiên cứu trên chuột, phenol, tanin, flavonoid, glycoside, bromelain và các hợp chất khác được chiết xuất từ lá dứa đã thể hiện đặc tính chống viêm. Cụ thể, những chất này đã ngăn chặn hoạt động của các chất gây viêm trong cơ thể được tạo ra bởi các tế bào bạch cầu, chẳng hạn như đại thực bào.
- Hạ cholesterol trong máu
Phenol chiết xuất từ lá dứa đã cho thấy khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu và cản trở sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) ở chuột.
Ngoài ra, phenol đã được chứng minh là ngăn chặn sự gia tăng chất béo trung tính ở chuột sau bữa ăn. Triglyceride là axit béo tích tụ trong máu sau khi ăn thực phẩm chứa chất béo.
Bằng cách hoạt động giống như thuốc statin, các hợp chất phenolic từ lá dứa có khả năng giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu trên người về tác dụng hạ cholesterol trong máu của lá dứa.
- Chống oxy hoá
Quả và lá dứa rất giàu chất chống oxy hóa được gọi là phenol, flavonoid, tanin và axit ascorbic. Chất chống oxy hóa là các phân tử làm giảm và ngăn ngừa tác động của stress oxy hóa đối với cơ thể.
Stress oxy hóa xảy ra khi có quá nhiều gốc tự do hoặc các loại oxy phản ứng (ROS) trong cơ thể. Những tác nhân này có thể làm hỏng tế bào, gây viêm mãn tính và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
Cách chế biến từ lá của quả dứa không quá phong phú, nhưng mọi người có thể tham khảo một số cách bổ sung:
- Ăn trực tiếp nhưng bạn cần lau sạch phấn và tước bỏ phần gai của lá. Cách ăn giống như ăn mía, bạn chỉ nhai lấy nước sau đó nhả phần bã.
- Đun lên làm nước ép hoặc làm trà
Lưu ý, khi sử dụng lá dứa phải đảm bảo không có chất bảo quản hay chất kích thích. Nếu sử dụng các món ăn từ lá dứa mà xuất hiện những biểu hiện bất thường về đường tiêu hóa hoặc dị ứng, bạn nên ngưng sử dụng và xin lời khuyên từ bác sĩ.
Những người không nên ăn dứa
- Người bị bệnh dạ dày
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông tin trên Báo Tiền Phong, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
- Người huyết áp cao
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
- Phụ nữ mang thai
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.
- Người bị hen phế quản, viêm mũi họng
Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...
Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.