Khi nhắc đến các loại quả rừng mọc hoang dại, vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe, chắc chắn không thể bỏ qua trái trâm rừng.
Quả trâm là một loài cây mọc dại ở Việt Nam và là đặc sản mùa hè được nhiều người yêu thích. Loại quả này thường có vị chua, ngọt, hơi chát, có thể ăn tươi hoặc sử dụng để làm nước uống. Loại quả này gắn với tuổi thơ của biết bao thế hệ ở các miền quê, trong đó nhiều nhất ở An Giang. Chúng mọc thành từng chùm, có hình bầu dục, khi chín chuyển sang màu đỏ, tím, thậm chí đen bóng rất đẹp mắt, nhìn giống những quả nho bé xíu.
Quả trâm có vị chua ngọt xen lẫn với chút chát nhẹ, kích thích vị giác. Người bán giới thiệu trái trâm có thể ăn trực tiếp như các loại quả khác, hoặc lắc muối ớt. Vỏ trái trâm rất mềm, khi xóc với muối rất dễ thấm, xóc qua 2-3 lần là mở ra ăn được luôn. Trái trâm vừa ngấm muối, pha thêm vị cay của ớt rất thích hợp với các chị em văn phòng thích ăn vặt. Ngoài ra, nhiều người còn dùng trái trâm ngâm với rượu hoặc đường, tạo nên rượu trâm hay nước siro giải nhiệt có màu sắc đẹp mắt, hương vị hấp dẫn.
Thành phần >dinh dưỡng của >quả trâm
Quả trâm rừng còn sở hữu các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, riboflavin, thiamine, choline, acid folic, acid nicotinic. Glucose và fructose là hai loại đường chính yếu có trong quả trâm chín. Trong loại quả này chứa ít acid oxalic và 0.59% acid malic. Những thành phần hóa thực vật của trâm rừng cũng được đông đảo giới nghiên cứu quan tâm. Bởi lẽ, chúng có mối liên kết mật thiết với khả năng hạ lipid máu, hạ đường huyết và bảo vệ gan.
Mặt khác, lá vối rừng lại sở hữu nguồn tanin, protein cùng lượng tinh dầu với mùi hương dễ chịu. Tinh dầu bao gồm dipenten và terpen. Trong khi đó, hạt của quả trâm rừng bao gồm tanin, protein, galic và acid ellagic.
Công dụng của quả trâm đối với >sức khỏe
Kiểm soát bệnh tiểu đường: Những người đang bị bệnh tiểu đường có thể sử dụng quả trâm như một cách an toàn để quản lý bệnh tiểu đường, vì quả trâm có hàm lượng calo thấp, nhiều polyphenolic có lợi cho sức khỏe như bệnh tiểu đường.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Quả trâm cung cấp chất chống oxy hóa và khoáng chất kali cho cơ thể. Những chất này hỗ trợ cơ thể chống lại sự tàn phá của các gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Giảm cân: Quả trâm có hàm lượng calo thấp mà lại giàu chất xơ nên được xếp vào hàng thực phẩm lành mạnh cho người giảm cân. Thêm vào đó, quả trâm còn cải thiện tiêu hóa và giúp giảm tích nước trong cơ thể, giúp giảm cân hiệu quả.
Tăng cường miễn dịch: Quả trâm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Do đó, ăn quả trâm sẽ làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các bệnh cảm thông thường.
Cải thiện sức khỏe răng miệng: Đặc tính kháng khuẩn của quả trâm có thể bảo vệ răng của chúng ta khỏi bệnh nhiễm trùng miệng và các vi khuẩn. Ngoài ra, quả trâm còn có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến nướu, ê buốt, đau nhức.
Cải thiện huyết sắc tố: Quả trâm rừng giàu chất sắt có thể giúp gia tăng huyết sắc tố. Từ đó tăng cường lượng oxy vận chuyển tới các cơ quan. Nhờ vậy, các hoạt động bên trong cơ thể diễn ra tốt và mạnh mẽ hơn.
Dù có nhiều tác dụng với sức khỏe, nhưng các chuyên gia khuyên rằng những người bị bệnh thận, người có cơ địa nhạy cảm hay phụ nữ mang thai và cho con chú không nên ăn quá nhiều trái trâm một lúc, sẽ dễ gặp một số phản ứng phụ. Theo đó, trái trâm giàu oxalate, có thể làm trầm trọng các vấn đề về thận. Việc tiêu thụ quá nhiều trái trâm có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón do chúng chứa hàm lượng tannin cao.