Là một trong những thực phẩm quen thuộc thường được dự trữ lâu dài, thế nhưng khoai tây lại dễ mọc mầm hơn một số loại rau củ quả khác. Vậy khoai tây mọc mầm có thể ăn được nữa hay không?
Dinh dưỡng trong khoai tây
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, khoai tây rất giàu kali. Ngoài vi chất này, khoai tây còn chứa phốt pho, magie, canxi, natri, sắt và kẽm, vitmamin C…Trong Đông y Việt Nam, khoai tây từ lâu đã được công nhận về tác dụng trị bệnh. Những lợi ích từ khoai tây có thể kể ra là:
- Giảm viêm: Với tính chất kiềm và kháng viêm, khoai tây giúp làm dịu loét dạ dày và tá tràng, cũng như làm giảm a xít dạ dày. Loại thực phẩm này cũng có tác làm giảm viêm liên quan đến viêm khớp.
- Giúp thúc đẩy tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao của khoai tây giúp tiêu hóa “mượt mà” hơn. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột.
Ngoài ra, loại thực phẩm này rất giàu kali, một khoáng chất bị thất thoát rất nhiều trong quá trình tiêu chảy.
- Thúc đẩy giấc ngủ: Tryptophan, vốn được tìm thấy tự nhiên trong khoai tây, là một thuốc an thần tự nhiên đảm bảo giấc ngủ ngon. Ngoài ra, kali trong khoai tây hoạt động như một chất làm giãn cơ, giúp đảm bảo thêm cho giấc ngủ của bạn và cho bạn cảm giác thư giãn nhiều hơn.
- Tốt cho xương: Giàu canxi và phốt pho, khoai tây giúp xương chắc khỏe, góp phần vào việc xây dựng và duy trì cấu trúc cũng như sức mạnh của xương. Kẽm và sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen vốn rất tốt cho xương khớp.
- Tốt cho não bộ: A xít alpha lipoic, một loại enzyme trong khoai tây có thể giúp tăng cường >sức khỏe nhận thức tổng thể. Các chuyên gia đã gắn kết a xít này với những tác dụng có lợi cho bệnh nhân Alzheimer.
Khoai tây mọc mầm có ăn được nữa hay không?
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) chia sẻ trên Trí thức trẻ cho hay: Trong 2 chất có trong >khoai tây mọc mầm thì solanin phổ biến hơn cả, solanin chủ yếu xuất hiện ở chân mầm và lớp vỏ xanh bên ngoài. Nó là một dạng chất kháng sinh của thực vật với lượng chất độc acid cyanic lớn. Nếu con người thường xuyên tiêu thụ khoai tây mọc mầm thì có thể đối mặt với hậu quả là đau bụng, tiêu chảy, sốt, sốc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể, thậm chí gây tử vong.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), lượng chất độc solanin chủ yếu chứa trong mầm khoai, còn trong ruột củ khoai chỉ có ít, chưa bằng 1% ở mầm. Do lượng solanin trong củ khoai tây không đáng kể nên ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai.
Tuy nhiên, Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh, chất solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2-0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể. Do vậy tốt nhất không nên ăn những củ khoai tây mọc mầm. Trong trường hợp khoai tây chỉ mới nảy 1-2 mầm nhỏ, thì phải bỏ hết mầm, khoét bỏ hết chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ để loại bỏ hết chất solanin rồi mới được nấu ăn.
Một số triệu chứng ngộ độc khoai tây mọc mầm do Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo đó là: đau bụng, tiêu chảy, có hiện tượng giãn đồng tử và liệt nhẹ hai chân. Dù rất hiếm, nhưng đã có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây.
Cũng theo một số nghiên cứu nhỏ, phụ nữ mang thai ăn khoai tây mọc mầm có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh ăn loại khoai tây này.
Những >lưu ý khi ăn khoai tây
Theo Lao Động, khoai tây là một loại thực phẩm chứa nhiều chất >dinh dưỡng và sẽ phát huy tác dụng nếu bạn ăn đúng cách với khẩu phần ăn hợp lý. Đối với một số người cũng không nên ăn khoai tây kẻo ảnh hưởng tới sức khoẻ.
1. Khoai tây có chỉ số đường huyết cao có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Chính vì thế những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
2. Cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi. Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai.
3. Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp, đặc biệt là với khoai tây chiên. Sở dĩ có hiện tượng này là do bên trong thành phần của khoai tây ẩn chứa điều đối nghịch. Do đó người bị cao huyết áp được khuyến cáo hạn chế ăn khoai tây.
4. Khoai tây không nên nấu chung khoai tây với cà chua, nhất là cà chua xanh kẻo gây khó tiêu, hại dạ dày.
5. Trước khi dùng khoai tây để điều chế thành thuốc chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ Đông y để tránh tác dụng phụ.