Khoai lang tuy có nhiều lợi ích nhưng khi ăn cũng phải cẩn thận, ăn sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì vậy hãy tránh 5 sai lầm dưới đây khi ăn khoai lang.
Trong danh sách các loại thực phẩm tốt cho >sức khỏe, có lẽ >khoai lang vẫn luôn nằm trong top đầu. Trong mắt nhiều chuyên gia sức khỏe khoai lang là loại "củ trường sinh", một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng khoai lang chính là "vua chống ung thư".
Tác dụng chống ung thư của khoai lang đã được chứng minh trong một nghiên cứu thực hiện ở Nhật Bản. Năm 2014, một cuộc khảo sát quy mô lớn về thói quen ăn uống của 260.000 người do các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện đã phát hiện ra rằng: Rau quả có vai trò nhất định trong việc chống ung thư. Trong danh sách 20 loại rau củ quả có tác dụng ức chế tế bào ung thư rõ rệt, khoai lang chín và khoai lang sống lần lượt chiếm vị trí quán quân và á quân, tỷ lệ ngăn chặn ung thư lần lượt là 98,7% và 94,4%.
Các nhà nghiên cứu cho biết, khoai lang rất giàu chất >dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất xơ, caroten, pectin, axit amin, các loại vitamin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng như canxi và kali, giúp bảo vệ toàn vẹn cấu trúc của tế bào biểu mô người và ngăn chặn các chất gây ung thư.
Khoai lang tuy có nhiều lợi ích nhưng khi ăn cũng phải cẩn thận, ăn sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì vậy hãy tránh 5 sai lầm dưới đây khi ăn khoai lang.
5 sai lầm nguy hiểm khi ăn khoai lang khiến sinh độc, hại thân
1. Ăn sống hoặc ăn quá nhiều khoai lang
Khoai lang nên được làm chín trước khi ăn, bởi nếu ăn sống thì sẽ rất khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.
Ngoài ra, nếu thích ăn khoai lang, bạn cũng phải chú ý đến liều lượng vì đây là thực phẩm nhiều tinh bột, ăn nhiều dễ gây khó chịu như đầy bụng, ợ chua, nấc cụt. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1-2 củ khoai lang tương đương với khoảng 300g mỗi ngày.
2. Ăn khoai lang khi bụng đói
Đang đói thì không nên ăn khoai lang vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn nên nấu, luộc hoặc nướng khoai thật chín để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
3. Người bị bệnh thận nên hạn chế ăn khoai lang
Những người thận yếu thì chức năng loại bỏ kali dư thừa cũng sẽ bị yếu đi. Trong khi đó, khoai lang lại chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A… ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp gây ra cho người bệnh thận những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
4. Ăn khoai lang kết hợp với chuối
Nghiên cứu cho thấy chuối là loại quả có chứa thiamine, melatonin, vitamin C, B6 và các chất dinh dưỡng khác giúp cải thiện hệ tiêu hóa, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe mắt... Thế nhưng, chuối lại không phù hợp để kết hợp cùng khoai lang. Ăn chuối trong vòng 1 giờ sau khi ăn khoai lang sẽ khiến bạn bị đầy hơi, trào ngược axit dạ dày. Thậm chí nếu bạn ăn quá nhiều, rất dễ tiêu hóa và ngộ độc mãn tính. Nếu muốn ăn chuối, tốt nhất nên ăn trước hoặc sau 4 tiếng ăn khoai lang.
5. Ăn khoai lang trừ bữa
Hàm lượng chất đạm và chất béo trong khoai lang rất thấp, nếu ăn khoai lang mỗi bữa sẽ dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, vì vậy tốt nhất cả ngày không nên ăn mỗi khoai lang mà nên kết hợp cùng nhiều thực phẩm như rau, thịt để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.